Ngày 21/8, viết trên tờ 19Fortyfive, chuyên gia quân sự người Nga, ông Wesley Culp, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu về Tổng thống và Quốc hội Mỹ, cho rằng, Nga có hàng ngàn vũ khí hạt nhân chiến thuật và NATO sẽ gặp khó khăn trong việc đối phó với chúng trong một cuộc chiến tiềm năng.

“Nga có rất nhiều vũ khí hạt nhân chiến thuật, NATO sẽ khó đối phó với chúng trong một cuộc chiến có thể xảy ra.”, chuyên gia Culp đánh giá.

Các tài liệu chính thức được công bố cho biết, Nga ước tính sở hữu 1.912 vũ khí hạt nhân chiến thuật, tính đến tháng 3, trong đó Hải quân chiếm phần lớn với hơn 900 đầu đạn trang bị cho ngư lô và tên lửa hành trình, Lực lượng Hàng không Vũ trụ đứng thứ hai với khoảng 500 vũ khí phóng từ trên không, lực lượng mặt đất sở hữu khoảng 90 vũ khí hạt nhân chiến thuật, mang bởi các hệ thống như tên lửa đạn đạo Iskander và bệ phóng tên lửa hành trình 9M729.

leftcenterrightdel
 Hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander của Nga. Nguồn: Defence.

Theo định nghĩa thông thường, vũ khí hạt nhân chiến thuật là loại vũ khí hạt nhân có tầm bắn dưới 500 km đối với vũ khí trên mặt đất và 600 km đối với đường không và trên biển. Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga được thiết kế để sử dụng trên chiến trường, thay vì sử dụng xuyên lục địa.

Chuyên gia Wesley Culp lưu ý, tên lửa có công suất thấp có thể phóng từ các tàu của Hải quân, máy bay ném bom máy bay chiến đấu, cũng như với sự trợ giúp của các tổ hợp tác chiến-chiến thuật.

leftcenterrightdel
 Tên lửa hành trình đất đối đất có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Novator 9M729. Ảnh: MilitaryToday.

Theo ông Wesley Culp, Nga coi vũ khí chiến lược và chiến thuật là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn kẻ thù tiềm tàng. Ngoài ra, chuyên gia Mỹ cho rằng, kho vũ khí hạt nhân công suất thấp không chỉ đảm bảo an ninh cho đất nước mà còn nâng cao uy tín quân sự của nước này lên đáng kể.

Moscow nhiều lần nhấn mạnh, Nga không có ý định gây hấn với bất kỳ quốc gia nào. Tổng thống Nga Putin lưu ý, phương Tây đang hướng tới mục tiêu đối đầu và mở rộng sang không gian hậu Xô Viết bằng cách đưa các quốc gia mới vào Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Theo Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, việc NATO mở rộng hơn nữa về phía đông sẽ không mang lại an ninh cho cả hai bên, vì khối quân sự này đang có những hành vi gây hấn.

Văn Phong/Sputnik, 19Fortyfive