Thông thường, Không quân Israel (IAF) thực hiện các vụ không kích Syria từ không phận Lebanon, nhưng ít nhất 8 lần máy bay chiến đấu của Israel được cho đã xâm nhập không phận Syria, tấn công tiêu diệt các mục tiêu mặt đất mà không bị lực lượng phòng không đối phương phát hiện.

Syria được cho đã triển khai mạng lưới S-300, S-400, những hệ thống tên lửa phòng không tầm xa và tiên tiến nhất trên thế giới, điều giúp Syria tin rằng không phận nước này trở nên bất khả xâm phạm.

leftcenterrightdel
Hệ thống phòng không tầm xa S-400 của Nga. Ảnh: Defenceview.

Các chuyên gia cho rằng, IAF đã tìm ra cách "né" radar của Syria ở một số khu vực mà các trạm radar S-300, S-400 không quan sát được mục tiêu.

Theo thông tin được cung cấp, các máy bay chiến đấu F-16 của Israel và có thể cả máy bay chiến đấu tàng hình F-35 đã thực hiện thành công nhiều cuộc tấn công từ phía nam và phía đông của Syria.

Do vị trí và điều kiện địa hình, radar cảnh báo sớm chỉ có thể phát hiện các mục tiêu khí động học theo các hướng này nếu chúng bay ở độ cao trên 800m.

leftcenterrightdel
Chiến đấu cơ F-16 của Israel mang tên lửa hành trình Delilah. Ảnh: Getty.

Trong trường hợp máy bay chiến đấu của Israel di chuyển ở độ cao dưới 1000m, phạm vi phát hiện mục tiêu của cả radar S-300 và S-400 chỉ từ 40 - 100 km, thấp hơn nhiều so với tầm bắn 250km của tên lửa hành trình Delilah mà máy bay chiến đấu Israel thường mang theo, thậm chí còn ngắn hơn tầm bắn của bom dẫn đường như Spice 1000.

Quá trình triển khai, máy bay chiến đấu của Mỹ và Israel có thể vẽ bản đồ về các khu vực bị ảnh hưởng bởi hệ thống phòng không Syria và sử dụng chúng để “qua mặt” radar và thâm nhập thành công.

Mặt khác, hệ thống phòng không S-300 và S-400 không phủ toàn bộ lãnh thổ Syria, trong khi radar cũng rất khó xác định mục tiêu bay ở độ cao dưới 1.000m.

leftcenterrightdel
 Quá trình triển khai, máy bay chiến đấu của Mỹ và Israel có thể vẽ bản đồ về các khu vực bị ảnh hưởng bởi hệ thống phòng không Syria. Nguồn: Defenceview.

Bay thấp, luồn lách, lợi dụng địa hình núi, thực hiện các cuộc tấn công chớp nhoáng là chiến thuật ưa thích của IAF mà họ đã áp dụng lâu nay, theo các chuyên gia, đó là hình thức cực khó đối phó.

Cũng theo các chuyên gia, các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa như S-300/400 được tối ưu hóa để tấn công mục tiêu ở độ cao lớn, trong khi các hệ thống tầm ngắn như Pantsir-S1 hay Tor-M2 thiếu thời gian để bắn trúng mục tiêu.

Ngoài chiến thuật trên, máy bay chiến đấu của Israel còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử và công nghệ tàng hình tiên tiến, khiến hệ thống phòng không S-300/400 càng khó đối phó hơn.

Huy Anh/Defenceview