Hôm 14/11, đại diện của ba quốc gia chiếm 52% diện tích rừng nhiệt đới trên thế giới là Brazil, Indonesia và Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) đã ký tuyên bố chung tại cuộc thảo luận ở Indonesia trước thềm hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế hàng đầu thế giới G20, bắt đầu vào 15/11.

“Hợp tác Nam-Nam - Brazil, Indonesia, DRC - là rất tự nhiên. Chúng ta có cùng những thách thức, cùng cơ hội để trở thành giải pháp cho biến đổi khí hậu.”, Bộ trưởng Môi trường DRC Eve Bazaiba cho biết trước khi ký kết.

Trong thỏa thuận, liên minh nhấn mạnh các quốc gia (là lá phổi của Trái đất) nên được trả tiền để ngăn chặn nạn phá rừng và duy trì rừng như các bể chứa các bon.

leftcenterrightdel
 Với diện tích khoảng 5,5 triệu km2, rừng Amazon là lá phổi của hành tinh. Ảnh: Getty.

Các quốc gia cũng sẽ làm việc để thương lượng một cơ chế tài trợ bền vững mới để giúp các nước đang phát triển bảo tồn đa dạng sinh học của họ, cũng như tăng tài trợ thông qua chương trình Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng (REDD+) của Liên Hợp Quốc để giảm nạn phá rừng.

Các cuộc đàm phán của G20 trùng với tuần thứ hai và cũng là tuần cuối cùng của Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập, nơi bà Izabella Teixeira, cựu Bộ trưởng Môi trường, cố vấn của Tổng thống đắc cử Brazil Luiz Inacio Lula da Silva , cho biết, nước này sẽ tìm cách thu hút sự tham gia của các quốc gia khác vào lưu vực sông Amazon, bao gồm 9 quốc gia.

leftcenterrightdel
 Brazil  đặt mục tiêu ngăn chặn hiệu quả nạn phá rừng Amazon. Ảnh: Mayke Toscano/Mato Grosso State Communication/AFP/Getty.

“Rừng quan trọng, thiên nhiên quan trọng. Và tôi tin rằng nếu không có sự che chở của Amazon, chúng ta không thể có an ninh khí hậu. Tôi tin rằng Brazil nên thúc đẩy các quốc gia khác nên xích lại gần nhau.”, bà Teixeira bày tỏ.

Tại COP27, các quốc gia thành viên đặt nặng vấn đề bảo vệ rừng và cơ chế tài chính cho mục tiêu này, tiến tới chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030.

Văn Phong/Reuters