Nhưng một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng cá mập voi  (Rhincodon typus) không phải là loài ăn thịt, và thực sự chúng lấy chất dinh dưỡng từ tảo mà chúng nuốt phải khi săn những con mồi nhỏ.

Tiến sĩ Mark Meekan, nhà sinh vật học của Viện Khoa học Biển Úc cho biết: “Điều này khiến chúng tôi phải suy nghĩ lại về những thứ mà trước giờ chúng tôi vẫn nghĩ rằng là thức ăn của cá mập voi”.

leftcenterrightdel
 Phát hiện mới cho thấy cá mập là loài ăn tạp. Ảnh dailymail

Phát hiện trên đã biến cá mập voi trở thành loài ăn tạp (ăn cả thực vật và động vật) lớn nhất thế giới.

Tiến sĩ Meekan nói: “Trên cạn, tất cả các loài động vật lớn nhất luôn là động vật ăn cỏ.’Ở biển, chúng tôi luôn nghĩ rằng các loài động vật thực sự lớn, như cá voi và cá mập voi, đang một bước thúc đẩy chuỗi thức ăn lên các động vật như tôm và cá nhỏ. Hóa ra hệ thống tiến hóa trên cạn và dưới nước có thể không khác nhau đến vậy.’’

Trong nghiên cứu, một nhóm đã thu thập các mẫu thức ăn có thể có từ rạn san hô Ningaloo ở Tây Úc, bao gồm các sinh vật phù du nhỏ và các loại rong biển lớn. Sau đó, họ so sánh axit amin và axit béo trong thức ăn với axit béo trong cá mập voi. Phân tích của họ cho thấy mô cá mập voi có chứa các hợp chất được tìm thấy trong Sargassum - một loại rong biển màu nâu tách ra khỏi rạn san hô và nổi trên bề mặt.

leftcenterrightdel
 Với kích thước khi trưởng thành khoảng 12m, nặng gần 20 tấn, cá mập voi là loài cá mập lớn nhất thế giới. Ảnh dailymail
Tiến sĩ Meekan nói: “Chúng tôi nghĩ rằng theo thời gian tiến hóa, cá mập voi đã phát triển khả năng tiêu hóa Sargassum đi vào ruột của chúng. Vì vậy, viễn cảnh mà những con cá mập voi đến Ningaloo chỉ để ăn những loài nhuyễn thể nhỏ bé này là một giả thuyết chưa đủ thuyết phục’’. Bởi ngoài ăn những sinh vật phù du, chúng cũng đang ăn một lượng tảo hợp lý'’.

Số lượng cá mập voi đã giảm hơn một nửa trong 75 năm qua, với việc đánh bắt hợp pháp và bất hợp pháp, vướng vào ngư cụ và va chạm với tàu thuyền là nguyên nhân dẫn đến hầu hết các trường hợp tử vong.

Không ai biết còn lại bao nhiêu nhưng ước tính sơ bộ đưa con số của chúng vào khoảng hàng chục nghìn trên toàn thế giới. Hoạt động đánh bắt cá mập lớn, di chuyển chậm đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc và Oman, mặc dù loài này đang cho thấy sự phục hồi nhất định ở Tây Bán cầu và ở Ấn Độ, Philippines và Đài Loan, nhờ các biện pháp bảo vệ pháp lý. 

Phát hiện này đã khiến cá mập voi chính thức soán ngôi loài gấu Kodiak và trở thành loài động vật ăn tạp lớn nhất thế giới.

 

 

Hùng Nam/dailymail