Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu địa vật lý cho biết, Mặt trăng Europa của Sao Mộc được bao phủ trong một lớp băng dày. Các nhà khoa học tin rằng, lớp băng đang che giấu một đại dương bên dưới.

Các lực hấp dẫn ổn định từ Sao Mộc giữ cho nguồn nước này ấm và lỏng; và, một phần nước này thoát ra qua các vết nứt trên bề mặt băng giá Europa.

leftcenterrightdel
 Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện Sao Mộc có 79 vệ tinh. Nguồn: WorldAtlas.com.
leftcenterrightdel

Europa, Mặt trăng băng giá của Sao Mộc.  Ảnh: NASA.

Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện Sao Mộc có 79 vệ tinh. Europa  là vệ tinh thứ 6, tính theo quỹ đạo từ trong ra ngoài, của Sao Mộc, được Galileo Galilei và Simon Marius phát hiện năm 1610, bởi những nghiên cứu đồng thời và độc lập nhau. Trong số 4 vệ tinh lớn của Sao Mộc được phát hiện trong năm 1610, Europa là vệ tinh nhỏ nhất, có đường kính 3.100 km, so với đường kính Mặt trăng của Trái đất là 3.476,2 km.

Bằng chứng về điều này lần đầu tiên được Kính viễn vọng Không gian Hubble phát hiện vào năm 2013 và vài lần nữa vào các năm 2014 và 2016.

Một hiện tượng tương tự đã được phát hiện bởi quỹ đạo NASA Cass Cassini vào năm 2008, khi nó phát hiện ra bằng chứng về các luồng nước bắn ra từ Enceladus, Mặt trăng băng giá của Sao Thổ.

leftcenterrightdel
Europa là vệ tinh nhỏ nhất trong số 4 vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, có đường kính 3.100 km, so với đường kính Mặt trăng của Trái đất là 3.476,2 km.  Ảnh: NASA.
leftcenterrightdel

Các luồng hơi nước phun trào từ Europa, được nhìn thấy bởi Kính viễn vọng Không gian Hubble vào năm 2014 và 2016. Nguồn: Kính thiên văn vũ trụ Hubble/NASA.

Đây là một kết quả thú vị, củng cố thêm bằng chứng về việc nguồn nước hiện diện trên Europa.

Các nhà sinh vật học nghi ngờ rằng cả Europa và Enceladus có thể có những thứ phù hợp với sự sống, khiến những mặt trăng này trở thành mục tiêu lý tưởng cho các nhiệm vụ khoa học trong tương lai.

leftcenterrightdel

Mô phỏng luồng nước phun trào từ Europa. Nguồn: NASA.

Một tin vui, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA có một nhiệm vụ sắp tới, được gọi là JUICE (JUpiter ICy moons Explorer), sẽ gửi một đầu dò đến hệ thống Sao Mộc. JUICE dự kiến ra mắt vào năm 2022 và đến Sao Mộc vào năm 2029, nơi nó sẽ nghiên cứu về Europa và các mối nghi ngờ của nó, cũng như Ganymede và Callisto, hai mặt trăng khổng lồ khác của Sao Mộc.

Huy Anh