Tiểu hành tinh, tảng đá mang tên 1998 OR2 (52768) rộng hơn một dặm đã lướt qua Trái đất với tốc độ 19.000 dặm một giờ (30.572 km/h) ở khoảng cách gần nhất của lúc 10h56’ ngày 29/4, giờ Anh (16h56' giờ Việt Nam), khi đó nó cách Trái đất 3,9 triệu dặm.

Theo các nhà thiên văn, khoảng cách này tuy gấp 16 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng, tuy nhiên chỉ là một “cú lướt” của vật thể trong không gian vũ trụ.

Các nhà thiên văn học đã theo dõi sát 1998 OR2 với hy vọng tìm hiểu tốt hơn về quỹ đạo của nó, dự kiến sẽ đưa nó đến gần Trái đất hơn vào năm 2079.

Mặc dù tiểu hành tinh được phân loại là vật thể nguy hiểm tiềm tàng (PHO), các nhà khoa học cho biết, hiện nó không khiến Trái đất gặp nguy hiểm.

leftcenterrightdel
Tiểu hành tinh 1998 OR2 không gây nguy hiểm khi ngang qua Trái đất. Nguồn: Theblogville. 

Tiến sĩ Brad Tucker, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Quốc gia Úc, cho biết: "Tiểu hành tinh này không gây nguy hiểm cho Trái đất và sẽ không tấn công - đó là một thảm họa mà chúng ta sẽ không gặp phải. Mặc dù nó lớn, nhưng nó vẫn nhỏ hơn tiểu hành tinh trong lịch sử từng tác động đến Trái đất và quét sạch khủng long."

Ông cho biết, một tiểu hành tinh được phân loại như là một PHO nếu nó lớn hơn 500 feet (152,4 m) và tiếp cận trong vòng 5 triệu dặm (8 triệu km) của quỹ đạo của Trái đất.

Các nhà khoa học cho biết, hiện tại, không có PHO nào được biết là gây nguy hiểm ngay lập tức cho Trái đất. Tuy nhiên, họ sẽ tiếp tục theo dõi tiểu hành tinh 1998 OR2, mặc dù lần tiếp cận gần nhất tiếp theo dự kiến sẽ không diễn ra trong 49 năm nữa.

Flaviane Venditti, một nhà khoa học nghiên cứu tại đài thiên văn Arecibo, Puerto Rico, cho biết: "Các phép đo radar cho phép chúng ta biết chính xác hơn nơi tiểu hành tinh sẽ ở trong tương lai, bao gồm cả cách tiếp cận gần với Trái đất. "Năm 2079, tiểu hành tinh 1998 OR2 sẽ đi qua Trái đất gần hơn 3,5 lần so với năm nay, vì vậy điều quan trọng là phải biết chính xác quỹ đạo của nó."

Huy Anh