Một tàu ngầm không người lái mini hoàn toàn tự động của Nga đã lặn xuống đáy rãnh Mariana, vị trí sâu nhất của Thái Bình Dương, Rt đưa tin.
Điểm sâu nhất thiết bị với tới đã được đăng ký là 10.028 m, theo Tổ chức Nghiên cứu Tiên tiến Nga, một cơ quan nghiên cứu quốc phòng tài trợ cho việc chế tạo tàu ngầm không người lái.
Về mặt kỹ thuật, điều đó có nghĩa là tàu đã có thể tiến sâu hơn nếu xác định đích đến là vực thẳm Challenger Deep, vị trí trũng nhất của rãnh, cách mặt nước khoảng 11 km.
|
|
Tàu ngầm mini của Nga đã đạt độ sâu đăng ký là 10.028 m, tuy nhiên nó được thiết kế để chịu được áp suất dưới độ sâu 12.000 m. Nguồn: Rt. |
Nó thậm chí còn trồng một đài tưởng niệm “Ngày chiến thắng” V-Day, kỷ niệm 75 năm chiến thắng Đức quốc xã, ngày 9/5, có hình giống chiếc phao dưới vực sâu.
Một số tàu lặn không người lái đã đạt đến độ sâu hơn 10 km, bao gồm tàu Kaiko và ABISMO của Nhật Bản, Haidou-1 của Trung Quốc hoặc Nereus của Mỹ, tuy nhiên, tàu robot Vityaz của Nga vẫn được đánh giá ấn tượng và nổi bật bởi nó không phải là phương tiện điều khiển từ xa truyền thống (ROV), mà là tàu ngầm không người lái nước sâu hoàn toàn tự động.
|
|
Tàu ngầm hoàn toàn tự động nhờ bộ não điện tử, có thể phát hiện và tránh các chướng ngại vật. Nguồn: Rt. |
Nhiệm vụ này là một phần của các thử nghiệm trên biển của một thiết bị lặn mới của Nga nhằm thực tế khả năng của nó.
Nhà chế tạo cho biết tàu được thiết kế có thể hoạt động dưới các mức áp suất ở độ sâu 12 km dưới đại dương.
Đáng lưu ý, bộ não điện tử của nó sử dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo để phát hiện và tránh các chướng ngại vật và cơ động trong các không gian bị hạn chế.
|
|
Tàu ngầm mini của Nga đã trồng một đài tưởng niệm “Ngày chiến thắng” V-Day, kỷ niệm 75 năm chiến thắng Đức quốc xã (9/5), có hình giống chiếc phao dưới vực sâu. Nguồn: Twitter. |
Người ta cho rằng, tàu ngầm không người lái của Nga có thể được ghép nối với một trạm nước sâu và chúng có thể liên lạc trực tuyến với một tàu mặt nước thông qua kênh thủy âm.
Hệ thống này có thể phát hiện tàu ngầm đối phương ở độ sâu mà các phương tiện do thám thông thường, khó hoạt động.
Tàu ngầm không người lái mang tên "Chiến binh", theo tên một con tàu của đội tàu nghiên cứu hải dương học của Liên Xô trước đây, từng đo độ sâu của rãnh Mariana vào năm 1957.
Tàu ngầm không người lái đã quay trở lại vực sâu để dành 3 giờ dưới đáy biển, tiến hành một số hoạt động vẽ bản đồ...