Nghiên cứu mới, dẫn đầu bởi tiến sĩ Charles El Mir từ Khoa Cơ khí của Đại học Johns Hopkins, với mô hình mô phỏng cho phép họ nghiên cứu hậu quả của vụ va chạm.

Trong giai đoạn thứ nhất của vụ va chạm cho thấy, sự phân mảnh ngắn hạn diễn ra trong tiểu hành tinh ngay sau khi nó bị tấn công, một quá trình xảy ra chỉ trong một phần của giây.

Tác động của vụ va chạm khiến hàng triệu vết nứt bên trong phát triển và hình thành một miệng hố khu vực va chạm.

leftcenterrightdel
Theo các nhà nghiên cứu, việc bắn phá một tiểu hành tinh sẽ khiến nó vỡ tan và rơi lả tả là điều không xảy ra. Nguồn: NASA. 

Ở giai đoạn thứ hai sau khi bị bắn phá, mặc dù va chạm tạo ra nhiều mảnh nhỏ, tuy vậy tiểu hành tinh không bị phá hủy; thay vào đó, để lại một cơ thể rệu rã nhưng nguyên vẹn, đủ lớn để hút trở lại bất kỳ mảnh vỡ nào văng ra do va chạm, về cơ bản là “lắp ráp” lại hoàn toàn cơ thể cha mẹ.

Do các vết nứt lan truyền qua một tiểu hành tinh với tốc độ hạn chế, các tác giả cho biết, chúng không thể phá vỡ một tiểu hành tinh dễ dàng như suy nghĩ trước đây.

leftcenterrightdel

Trong giai đoạn thứ hai của vụ va chạm, tất cả các mảnh vỡ bay ra được đưa trở lại cơ thể cha mẹ thông qua trọng lực, về cơ bản là ghép lại nó, mặc dù có hình dạng và thành phần bề mặt khác. Mô phỏng: Đại học Johns Hopkins.

Công trình nghiên cứu cho thấy, việc bắn phá một tiểu hành tinh bằng một hay nhiều quả bom, để ngăn chúng va chạm với Trái đất, cần sự tính toán để có lực đủ mạnh và lựa chọn giải pháp nào tốt hơn giữa việc nên phá vỡ nó thành những mảnh nhỏ, hay đẩy nó đi theo một hướng khác?

Và nếu đẩy nó đi, chúng ta nên dùng bao nhiêu lực để không khiến nó bị gãy? Đây là những câu hỏi thực tế đang được xem xét, El Mir cho biết.

Huy Anh