Hóa thạch gần như nguyên vẹn cánh trái của một con chim cánh cụt được phát hiện trong một nhiệm vụ nghiên cứu vào năm 2014.

Mẫu vật sau đó được nghiên cứu tại Bảo tàng La Plata bởi nhà cổ sinh vật học người Argentina Carolina Acosta Hospitaleche, cơ quan công bố khoa học tại Đại học Quốc gia La Matanza cho biết hôm thứ Sáu, 13/3.

Da hóa thạch thuộc về loài Palaeeudyptes gunnari, một trong nhiều loại chim cánh cụt đã tuyệt chủng sống ở Nam Cực trong thời kỳ Eocene, tồn tại từ khoảng 56 đến 34 triệu năm trước.

leftcenterrightdel

Hóa thạch cánh trái của một cánh của một con chim cánh cụt 43 triệu năm tuổi được tìm thấy tại đảo Marambio, Nam Cực. Ảnh: AFP.

Vào thời điểm đó, Nam Cực được bao phủ trong rừng với hệ động vật đa dạng.

"Hóa thạch của cánh con chim cánh cụt này là duy nhất bởi vì đây là mẫu vật bảo tồn đầu tiên bao gồm cả phần xương, thịt và và da," Acosta Hospitaleche nói.

"Da được bảo tồn như một hóa thạch trên cả hai bề mặt cánh của nó, bao bọc các xương vẫn còn khớp ở vị trí ban đầu của chúng," cô nói thêm.

PV- Theo AFP.