Một hóa thạch ong giữa kỷ Phấn trắng phát hiện từ Myanmar được xác định là lâu đời nhất, khoảng 100 triệu năm tuổi. Chính bởi vậy, đây được coi là ong nguyên thủy.
Các nhà cổ sinh vật nói, các mẫu hóa thạch ong phát hiện từ trước đến nay khá nhiều, tuy nhiên chỉ ở trong khoảng 65 triệu năm tuổi.
Không chỉ có ong, cùng trong miếng hổ phách, còn có phấn hoa và ký sinh trùng bọ cánh cứng trên ong, loài ký sinh trùng vẫn hiện diện trên những con ong hiện đại ngày nay.
Những phát hiện, được công bố trên BioOne Complete, đã làm sáng tỏ thuở sơ khai của loài ong, một thành phần quan trọng trong lịch sử tiến hóa và sự đa dạng hóa của thực vật có hoa.
Ong tiến hóa từ ong bắp cày, vốn là loài ăn thịt. Tuy nhiên, không có nhiều thông tin về những thay đổi đã xảy ra khi chúng chuyển đổi chế độ ăn.
Poinar, giáo sư danh dự, chuyên gia sinh vật cổ đại của Đại học Khoa học OSU đã phân loại phát hiện mới là Discoscapa apicula, trong họ Discoscapidae.
Con ong hóa thạch có chung đặc điểm với những con ong hiện đại bao gồm lông mận, thùy hình tròn và một cặp gai trên xương chày,..
"Hồ sơ hóa thạch của ong khá nhiều, nhưng hầu hết trong khoảng thời gian 65 triệu năm trước và trông rất giống những con ong hiện đại. Hóa thạch nghiên cứu này có thể cho chúng ta biết về những thay đổi mà một số dòng dõi ong đã trải qua khi chúng chuyển sang ăn phấn hoa".
Vô số hạt phấn hoa trên con ong hóa thạch cho thấy trước khi chết và bị khối hổ phách bao bọc, nó đã đi tìm phấn hoa. "Bằng chứng bổ sung cho thấy con ong hóa thạch đã đi hút mật hoa là rất nhiều con bọ cánh cứng trong cùng một miếng hổ phách." Poinar nói.
PV- Theo Phys.