Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện hóa thạch một loài sư tử có túi mới ở vùng hẻo lánh Úc, được gọi là Lekaneleo (Leo), hiện đã tuyệt chủng.

Khoảng 23 triệu năm trước, chúng từng đi lang thang ở Adels Grove và khu vực rừng ngày nay là di sản thế giới Riversleigh trên cao nguyên phía tây bắc của Queensland.

Lekaneleo là một trong những loài sư tử có túi nhỏ nhất từng được phát hiện với đặc trưng hàm rang sắc nhọn, có khả năng cắt xương.

leftcenterrightdel

Loài sư tử túi mới phát hiện có kích thước của mọt con mèo. Mô phỏng: Peter Schouten. 

Lekaneleo từng được cho thuộc chi Priscileo roskellyae nhưng tuần trước, các nhà cổ sinh vật học UNSW Anna Gillespie, Michael Archer và Suzanne Hand đã tiết lộ rằng nó thực sự là một loài riêng biệt.

Nói chuyện với ABC, Tiến sĩ Archer cho biết hàm rang sắc nhọn cắt xương và kích thước nhỏ của Lekaneleo khiến nó khác biệt so với các chi khác của sư tử có túi. Lekaneleo roskellyae dường như là một trong những con sư tử có túi nhỏ nhất mà chúng ta từng thấy. Nó thực sự giống như một con mèo.

Mặc dù Leo có kích thước nhỏ nhưng với hàm răng dài phi thường có khả năng cắt xương khiến các loài động vật khác trong rừng phải khiếp sợ. Đây là sự thích nghi hoặc tiến hóa phi thường nhất mà một động vật có vú ăn thịt đã từng phát triển ở bất cứ đâu trên thế giới’, tiến sĩ Archer nói với đài truyền hình quốc gia.

leftcenterrightdel
Chúng có hàm răng sắc nhọn. Mô phỏng: Getty.

Nhưng thật khó để hình dung con vật đã tuyệt chủng có hình dáng như thế nào vì không có bất kỳ loài hiện đại tương tự nào, theo Tiến sĩ Archer.

Lekaneleo sống trong một khu rừng nhiệt đới cổ xưa, nhưng ngày nay là vùng đất khô cằn của Khu di sản thế giới Riversleigh, là địa điểm hóa thạch nổi tiếng nhất của Úc, với các mẫu vật được bảo quản tốt từ hàng chục triệu năm trước.

leftcenterrightdel

Lekaneleo sống trong một khu rừng nhiệt đới cổ xưa, ngày nay là vùng đất khô cằn. Ảnh: dailymail.

Mặc dù tên của chúng, sư tử có túi không liên quan chặt chẽ với sư tử ngày nay ở châu Phi hoặc sư tử châu Á đang bị đe dọa ở Ấn Độ, khi chúng tiến hóa cách ly với phần còn lại của thế giới.

Loài sư tử có túi được biết đến nhiều nhất, thường thấy trong các viện bảo tàng là Thylacoleo Carnifex - loài động vật có vú ăn thịt lớn nhất từng tồn tại ở Úc.

Thylacoleo Carnifex nặng trung bình từ 101 đến 130kg hay tới 160kg với những cá thể lớn.

PV- Theo dailymail.