Xét xử vụ ngược đãi lao động ở Thanh An, huyện Dầu Tiếng
Cập nhật lúc 14:03, Thứ hai, 30/06/2014 (GMT+7)
Ngày 26-6, Tòa án Nhân dân (TAND) huyện Dầu Tiếng đã đưa ra xét xử vụ án ngược đãi lao động tại cơ sở xẻ gỗ Trần Tấn Phong (đặt tại xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng), báo Bình Dương đã có loạt bài phản ánh liên tục cách đây gần một năm với tựa đề " Địa ngục trần gian bên bờ hồ thơ mộng" của cố nhà báo Võ Hòa Nhân đã đạt giải A báo chí chất lượng cao tỉnh Bình Dương năm 2013 và vừa đoạt giải khuyến khích báo chí quốc gia. (lao động, nhốt người, tội phạm)
Ngày 26-6, Tòa án Nhân dân (TAND) huyện Dầu Tiếng đã đưa ra xét xử vụ án ngược đãi lao động tại cơ sở xẻ gỗ Trần Tấn Phong (đặt tại xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng), báo Bình Dương đã có loạt bài phản ánh liên tục cách đây gần một năm với tựa đề “ Địa ngục trần gian bên bờ hồ thơ mộng” của cố nhà báo Võ Hòa Nhân đã đạt giải A báo chí chất lượng cao tỉnh Bình Dương năm 2013 và vừa đoạt giải khuyến khích báo chí quốc gia.
Tại phiên tòa, TAND huyện Dầu Tiếng đã xử ông Trần Tấn Phong (52 tuổi, ngụ xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng) về tội “giữ người trái pháp luật”. Ông Trần Tấn Phong đã thừa nhận một số hành vi giữ người lao động mới vào làm tại cơ sở của mình trên tầng một khu nhà mát như cái “lồng cu”. Trong quá trình tranh tụng, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân huyện Dầu Tiếng đã đề nghị mức án từ 24-28 tháng tù giam cho bị cáo Trần Tấn Phong. Dự kiến, ngày 3-7, TAND huyện Dầu Tiếng sẽ tuyên án.
Nhớ lại vụ án này, mặc dù trong quá trình đang bị bệnh ung thư nhưng Nhà báo Võ Hòa Nhân đã cố gắng phanh phui vụ án này ra ánh sáng công lý. Anh đã đấu tranh đến cùng để bênh vực người lao động nghèo. Thế nhưng trong phiên xét xử, nhóm phóng viên báo Bình Dương vào đưa thẻ nhà báo, giấy giới thiệu xin được tác nghiệp nhưng chủ tòa phiên tòa không cho phép nhưng không đưa ra lý do chính đáng. Một phóng viên lấy điện thoại di động ghi âm lại diễn biến phiên tòa nhưng đã bị lập biên bản thu giữ điện thoại ngay lập tức. Sau đó, được trả lại cho phóng viên sau khi kết thúc phiên tòa vào lúc khoảng 12 giờ cùng ngày.
Thông qua điện thoại di động, nhóm phóng viên đã liên hệ với nhiều nhân chứng nhưng họ nói không hề biết và được thông tin đến dự. Bà Trần Thị Ca, bà ngoại nạn nhân Sơn Bồ Rót -một CN chết đuối tức tưởi sau khi định bơi qua hồ Cần Nôm trốn chạy sự khắc nghiệt tại cơ sở này cho biết: “Từ ngày cháu tôi là nạn nhân trong vụ việc này và bị chết tức tưởi đến nay, gia đình đã có đơn tố cáo gửi đến Cơ quan công an, Viện kiểm sát Nhân dân huyện Dầu Tiếng nhưng chưa hề được cơ quan tố tụng nào ở Dầu Tiếng hay Bình Dương mời làm việc. Bây giờ nghe thông tin xét xử vụ án này, tôi càng bức xúc”, bà Ca nói.
Theo Báo Bình Dương
.