(BVPL) - Cần làm rõ các sai phạm của bà Phấn (người bán 84,92% cổ phần ngân hàng Đại Tín) cho ông Phạm Công Danh.
|
Bà Phấn tại phiên tòa Phạm Công Danh |
Liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và 35 đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại ngân hàng (NH) Đại Tín, HĐXX cũng đã khởi tố vụ án tại tòa để làm rõ hành vị liên quan đến nhóm bà Hứa Thị Phấn. Vậy bà Phân liên quan đến vấn đề này thế nào?
Nâng không giá đất nông nghiệp
Được biết, từ 2009 – 2010 bà Phấn (Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Phú Mỹ) nhờ người đứng tên mua lại 84,92% cổ phần để trở thành cổ đông lớn nhất NH Đại Tín. Sau khi nắm quyền chi phối bà Phấn nhờ 29 đối tượng trong đó toàn là cháu, con, người thân đứng tên vay 3.581 tỷ đồng. Tài sản thế chấp cho khoản vay phần lớn là những đất nông nghiệp tại huyện Nhà Bè, quận 2. Trước đó tại phiên tòa bà Phấn cũng thừa nhận đây là đất nông nghiệp và bà không định giá được là bao nhiêu tiền. Tại thời điểm gần 7 năm về trước, đất nông nghiệp, đất trồng lúa khu vực này chỉ có giá 80-200 ngàn đồng/m2. Tuy nhiên đất của bà Phấn vẫn được định giá thấp nhất từ 8 triệu đồng- 32 triệu đồng/m2 để bảo đảm vay khủng 3.581 tỷ đồng.
Chưa dừng lại ở đó, việc bà Phấn dùng hình thức cho các cá nhân tổ chức chuyển nhượng căn nhà ở số 5 Phạm Ngọc Thạch, phường 6 quận 3 qua lại lẫn nhau để kê giá lên nhằm mục đích bán lại cho NH Đại Tín để thu lợi bất chính khoảng 1.000 tỷ đồng. Vậy hành vi này liệu có phải là dấu hiệu rút ruột NH để chiếm đoạt tài sản? Bởi thực tế định giá căn nhà này vào tháng 7/2011 là gần 291 tỷ đồng. Nhưng khi sang nhượng vào tháng 2/2012 trong tình trạng thị trường địa ốc đóng băng, giá xuống thì bà Phấn bán cho NH tận 1.260 tỷ đồng.
Theo kết quả thanh tra của Thanh tra ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại NH Đại Tín từ 17/2/2012 đến 9/4.2012 ghi rõ: trong số 24/28 khách hàng cá nhân với số tiền vay tại NH Đại Tín lên tới hơn 3.000 đồng đã giao cho bà Phấn sử dụng là sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Việc nhóm bà Phấn lập hồ sơ vay vốn như trên thể hiện sự cố tình lừa dối và che đậy mục đích vay vốn và sử dụng vốn vay. (Mục dích vay vốn ban đầu là “góp vốn đầu tư”. Câu hỏi đặt ra là từ cán bộ thẩm định đến Hội đồng tín dụng phê duyệt các cấp đã không tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước. Điều này dẫn đến một khoản tiền lớn là tiền huy động của cá nhân, tổ chức tại NH Đại Tín đã được lấy ra nhằm phục vụ cho mục đích bà Phấn.
Hàng ngàn tỉ vay vốn cho bà Phấn đều là người nhà
Theo hồ sơ những người đứng tên vay cho bà Phấn đều là con, cháu, họ hàng. Cụ thể Hồ Tuấn Kiệt, thợ bạc Cửa hàng Kim Hương là cháu ruột bà Phấn đã vay số tiền 310 tỷ đồng. Nguyễn Hữu Nhĩ, tài xế công ty CP đầu tư Phú Mỹ vay 100 tỷ đồng. Trần Vĩnh Tâm, tài xế công Công ty CP Phú Mỹ vay số tiền 150 tỷ đồng. Nguyễn Anh Kiệt tài xế công ty CP đầu tư Phú Mỹ vay 75 tỷ đồng. Phạm Hồng Hảo, phó phòng thanh toán quốc tế ngân hàng Đại Tín là cháu dâu của bà Phấn vay 150 tỷ đồng. Huỳnh Thị Xuân HƯơng, nhân viên kế toán NH đại tín chi nhánh Lam Giang là cháu ruột bà Phấn vay 100 tỷ đồng. Hứa Hữu Đạt thợ bạc Cửa hàng Kim Cương là cháu ruột bà Phấn vay 230 tỷ đồng. Huỳnh Dũng Thiện thợ bạc cửa hàng Kim Cương là cháu ruột bà Phấn vay 180 tỷ đồng. Và Lân Kim Dũng giám đốc Công ty CP địa ốc Lam Giang là cháu rể bà Phấn vay 150 tỷ đồng.
Lời khai của các đối tượng này cho hay, do tất các các đối tượng trên đều liên quan đến bà Phấn nên bà Phấn chỉ đạo vay dùm tại NH Đại tín chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang. Toàn bộ hồ sơ vay và thủ tục do bà Phấn và Bùi Thị Kim Loan là nhân viên Công ty cổ phần đầu tư Phú Mỹ làm. Các đối tượng này chỉ có trách nhiệm ký các chứng từ liên quan mà thôi. Sau khi vay được tiền bà Phấn đã sử dụng toàn bộ số tiền này. Trong đó có các cá nhân đã đứng tên vay nhiều lần trước cho bà Phấn và các hồ sơ đó được bà Phấn cho đảo nợ hoặc tất toán. Sau khi vay xong bà Phấn làm giấy xác nhận cho từng người với nội dung bà Phấn sử dựng số tiền vay vốn và cam kết trả gốc và lãi phát sinh cho NH khi đến hạn...
Theo Báo Giao Thông