Đêm xuống, khi nhiều người dân thành phố về nhà nghỉ ngơi hay đổ ra đường, đến các điểm vui chơi sau một ngày làm việc, họ mới bắt đầu bước vào công việc mưu sinh của mình...
 
 
Khi chị Phước nhặt được khá nhiều rác, chúng tôi theo chị đến một điểm thu mua bao tải trên đường Yên Thế (P. Hòa An, Q. Cẩm Lệ). Nơi đây được chủ thu mua vỏ bao thuê trả tiền hằng năm để làm điểm tập kết phân loại vỏ bao rồi đem đi bán và cũng dùng làm nơi ăn ngủ của người đi nhặt rác. Với diện tích chừng 15m2 được dựng lên tạm bợ bằng những tấm tôn rỉ sét, một chiếc giường nhỏ dùng để ngủ của chị Phước và nhiều người khác. “Khi trời mưa nhiều chỗ bị dột lắm, trời nắng thì nóng chịu không được, kèm theo là mùi hôi thối bốc lên từ những thứ phế liệu nhưng lâu ngày rồi cũng quen. Vả lại không ở đây thì biết ở đâu, có chỗ tựa lưng là tốt rồi, đến tối chợp mắt tí rồi ngày sau tiếp tục làm việc thôi”-chị Phước cho biết.
 
Tiếp tục đến điểm thu mua phế liệu trên đường Bàu Trảng 1 gần cầu vượt Ngã Ba Huế, chúng tôi cũng bắt gặp hình ảnh tương tự.  Với diện tích rộng chừng 30m2, ngoài việc tập kết thu mua, phân loại phế liệu, đây cũng là nơi cư trú của nhiều người ở các địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi, TT-Huế... đến Đà Nẵng nhặt ve chai. Nhiều người mỗi tháng chỉ về nhà 2 lần và hằng ngày tự chăm lo ăn uống cho bản thân, đến tối đi làm và về ngủ ngay tại điểm thu mua phế liệu này. Lát sau, chừng 7, 8 người nhặt ve chai đi xe đạp chở cồng kềnh nhiều bao tải lớn tập trung về cân lấy tiền, dọn dẹp mọi thứ rồi lặng lẽ dắt xe vào, lên căn gác sâu bên trong để đi ngủ sau một ngày làm việc mệt nhọc. 2 giờ sáng chúng tôi ra về với nhiều trăn trở, suy nghĩ về cuộc sống mưu sinh của những phận đời nhặt rác đêm
 
 
Theo Báo CAĐN
.