Một thực tế lâu nay ở nhiều địa phương thuộc huyện Krông Nô là tình trạng người dân lấn chiếm lòng, lề đường để làm nơi buôn bán.

 


Tương tự như vậy, trên tuyến tỉnh lộ 4, thuộc địa phận các xã Đắk D’rô, Đức Xuyên, Đắk Nang, Quảng Phú cảnh người dân bày bán tràn lan các hàng rau, cá, thịt, quần áo, giày dép… ra tận cả lòng đường. Tại những điểm họp chợ như thế này thường xuyên gây ách tắc giao thông; xảy ra các vụ va quệt và cự cải, xô xát, ẩu đả, gây mất an ninh trật tự.

Thực trạng là như vậy, nhưng khi hỏi về trách nhiệm của địa phương, ông Phạm Ngọc Ánh, Chủ tịch UBND xã Nam Đà cho rằng: “Xã không có kinh phí để chi trả cho những người làm công tác giải tỏa. Khi nào có lực lượng Thanh tra Giao thông tỉnh xuống giải tỏa thì xã mới cử lực lượng phối hợp, còn không thì thôi. Sau những lần phối hợp giải tỏa được một hoặc hai ngày, lực lượng thanh tra rút khỏi địa bàn thì đâu vẫn vào đấy, do đó xã cũng buông xuôi luôn”.

Liên quan đến vấn đề này, Ông Lê Xuân Nhị, Phó chánh Thanh tra Sở Giao thông - Vận tải, đơn vị trực tiếp làm công tác giải tỏa bức xúc cho biết: “Mỗi năm, đơn vị thành lập đoàn liên ngành tổ chức 3 đợt xuống từng địa bàn giải tỏa. Khi thực hiện công tác giải tỏa, các xã đều không nhiệt tình, thiếu kiên quyết mà phó mặc cho lực lượng liên ngành làm. Sau đó đơn vị bàn giao mặt bằng, nhưng chính quyền các địa phương thiếu trách nhiệm nên để cho người dân tái lấn chiếm”.

Thiết nghĩ, việc giữ gìn trật tự an toàn nông thôn trước hết là trách nhiệm của chính quyền địa phương cơ sở. Chính quyền huyện và các địa phương ở Krông Nô cần có biện pháp cụ thể để lập lại trật tự, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn chứ không thể trông chờ vào lực lượng chức năng ở cấp trên về làm thay.

 

Theo Báo Đak Nông

.