(BVPL) - Đến xã Tam Ngãi (huyện Cầu Kè) hỏi thăm dòng họ “nhất dương chỉ”, người dân chỉ ngay đến gia đình ông Nguyễn Văn Cộng – hiện đã mất. Vì theo người dân ở địa phương cho biết “gen” 1 ngón đã di truyền qua 3 thế hệ, đặc biệt chỉ “sao y” ở phái nam.

 


Ngoài ra, ông Năm cho biết sau ngày giải phóng, ông Cộng về địa phương và được xã giao việc huấn luyện quân sự cho thanh niên địa phương. Tay thiếu ngón nhưng ông Cộng có tài viết chữ rất đẹp nên xã giao cho ông kiêm luôn cả chức thư ký. Gần 20 năm gắn bó với địa phương, việc gì cấp trên giao ông cũng làm xong, từ cán bộ đến nông dân, ai cũng yêu mến người thương binh “1 ngón” này.

Ngoài cái tài giỏi việc nước đảm việc nhà, ông Cộng còn chơi đàn rất hay. “Ngày xưa tui mê ổng một phần cũng vì ngón đàn điêu luyện của ổng đó, ổng hát ca cổ nghe mùi lắm”, bà Anh tự hào.

Về phần anh Bình, do mặc cảm bạn bè nên anh nghỉ học từ năm lớp 7. Anh cho biết, năm anh học lớp 6, cha anh đã bảo anh tập đi xe đạp vì đường từ nhà tới trường rất xa. Anh phải mất hết hai tháng mới điều khiển được chiếc xe đạp, bây giờ xe máy anh cũng chạy được, mặc dù anh không thi lấy bằng lái được.

Dù chân, tay thiếu đến 16 ngón nhưng mấy năm trước đây anh Bình vẫn cố gắng đi làm phụ hồ tận Bình Dương để kiếm sống. Tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn khi cầm vật dụng lớn như cuốc đất, đào đất,… Tuy nhiên, anh Bình có biệt tài bắt lươn, lịch rất giỏi, dù 2 bàn tay chỉ có 2 ngón.

Anh Trương Văn Điệp – cùng xã với anh Bình cho biết: “Nói về tài bắt lươn, bắt lịch dưới sông là thanh niên ở đây phải gọi anh Bình bằng sư phụ, vì nếu mình bắt được 1 con thì anh Bình đã bắt đến 5 - 6 con rồi. Ngoài ra, anh Bình còn viết chữ rất đẹp, đôi khi một số hộ dân cũng đến nhờ anh viết đơn dù biết chữ nghĩa anh Bình không nhiều”.

Chị Mai – vợ anh Bình nói: “Tôi về làm vợ anh Bình cũng được mười mấy năm, tuy bề ngoài ảnh không lành lặn nhưng ảnh rất chịu khó, ai mướn gì cũng làm để lo cho vợ cho con. Mấy năm nay tôi ra Bình Dương làm để tăng thu nhập gia đình, con gái ở nhà với cha. Bây giờ tôi đang mang thai nên mọi việc phải trông cậy vào chồng”.
Trao đổi với chúng tôi ông Huỳnh Văn Giàu – Chủ tịch UBND xã Tam Ngãi cho biết: “Tuy những người đàn ông trong dòng họ ông Bốn đến đời anh Bình bàn tay, bàn chân chỉ có 1 ngón nhưng họ đều chịu khó làm ăn, cả xã ai cũng biết và quý mến.
 
Đến đời anh Bình, cuộc sống đang khó khăn xã đưa gia đình anh Bình vào diện hộ nghèo và đã lập hồ sơ xin hỗ trợ cho anh Bình theo diện dành cho người khuyết tật để giảm bớt một phần khó khăn trong cuộc sống”.

 

Theo Dân Trí