Để có tiền mua sắm và làm đẹp, cô chấp nhận bán cái ngàn vàng của đời con gái. Một lần, hai lần... rồi không biết bao nhiêu lần, T trở thành gái gọi từ lúc nào không hay.
 
 
Quá trình đô thị hóa ùa về làng quê kéo theo những mặt trái của xã hội, ruộng ít dần, làm cũng không lãi được bao nhiêu, hai con trai của chị theo người làng đi làm ăn xa, nghe đâu ở tít trên tận biên giới. Mấy tháng tháng đầu gửi về cho mẹ đều đặn mỗi tháng vài triệu. bẵng đi một thời gian không thấy nữa, bà hỏi thăm thì kêu làm ăn khó nên không có tiền gửi về. Đùng một cái, cả hai lần lượt trở về. Tiền không có, đến thuê xe ôm về nhà mẹ còn phải ra trả tiền. Cũng từ ngày đó, đồ đạc trong nhà cứ dần dần đội nón ra đi.
 
Công việc bề bộn nhưng không ai lo làm, hai người con trai của bà nếu có mặt ở nhà thì chỉ lo ngủ còn lại thì mất dạng, có khi tới cả tuần. Trước khi đi, chúng cũng không quên “móc” túi bà mẹ nghèo. Tiếng dữ đồn xa, nghe dân làng kháo nhau cả hai con bà đều lao vào nghiện ngập. Kẻ độc mồm thì bảo cái phúc nhà ấy mỏng, đời trước ăn ở không ra gì nên có hai đứa con trai thì cả hai đều lao vào con đường tội lỗi.
 
Thế rồi chuyện gì phải đến cũng đến, hai con của bà lần lượt bị bắt rồi nhập trại. Đứa thì bị bắt khi đang sử dụng ma túy, đứa thì bị bắt khi đang buôn bán. Buồn với gia cảnh và lời đàm tiếu của xóm làng, bà theo một người họ hàng xa ra Hà Nội rồi đầu quân vào đội.... đồng nát.
 
Thấm thoắt mấy năm trời, bà cũng quen hẳn với cuộc sống đô thành. Sáng cọc cạch chiếc xe cà tàng đi làm tối về cơm nước rồi lăn ra ngủ. Cái công việc vất vả không cho bà có thời gian suy nghĩ đến quá khứ, đến bây giờ bà cũng không biết hai người con của bà ở đâu. Nghe đâu cũng đã ra trại nhưng người nhà ở quê cũng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng người con nào của bà về nhà hay hương khói mồ mả tổ tiên.
 
Nhưng người mẹ vẫn là người mẹ, bà bảo những ngày trời mưa không đi làm được, mấy chị em ở nhà với nhau, ngồi nghe mọi người kể chuyện gia đình, ngẫm đến con cái mình lại không cầm được nước mắt. Cũng may ở ngoài này, mấy chị em cùng buôn bán đồng nát, cùng cảnh nghèo khó như nhau, lại cùng quê nên lúc trái gió trở trời còn có chỗ nương tựa. Năm chị em trong đội của bà thuê chung một căn phòng khoảng 20m mãi ở khu vực Yên Nghĩa, sáng ra dậy nấu cơm mang theo. Mỗi người đi một hướng, đến trưa mấy chị em lại tập trung một chỗ ăn uống. Mỗi năm bà chỉ về quê có một lần vào dịp tết để thắp hương gia tiên rồi lại đi.
 
Bà bảo năm nay cũng đã hơn 50 tuổi đầu, sức khỏe không còn được như trước nhưng ông trời còn cho sức khỏe thì còn đi làm, mỗi tháng chịu khó đi làm cũng tiết kiệm được ba bốn triệu. Sau này không đi được nữa, ở quê cũng bớt dị nghị bà lại trở về quê làm ruộng.
 
Hà Nội vẫn xô bồ, ồn ào và náo nhiệt. Giữa biết bao con người sống và làm việc nơi ấy có không ít những mảnh đời bất hạnh, giữa những khó khăn tưởng như không thể nào vượt qua vẫn bừng lên những ước mơ, những khao khát về một cuộc sống mới.
 
Theo ĐS&PL