Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp với các cơ quan, ban, ngành tổ chức Chuyên đề 2: Diễn đàn “Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0”.

Diễn đàn nằm trong chuỗi sự kiện “Cộng đồng và doanh nghiệp Việt Nam - Ứng phó biến đổi khí hậu”, nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông các quy định pháp luật về biến đổi khí hậu, kiểm kê khí nhà kính; đồng thời với vai trò là cầu nối giữa các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp đề xuất những ý kiến, góp ý, chia sẻ các định hướng, giải pháp thực tiễn về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; phát triển thị trường các bon và xây dựng công cụ kiểm soát khí nhà kính; góp phần thúc đẩy phát triển bền vững và nhận được hỗ trợ từ các nguồn vốn tài chính xanh, trái phiếu xanh của Việt Nam và quốc tế.

leftcenterrightdel
 Quang cảnh diễn đàn.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS. Nguyễn Linh Ngọc - Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Biến đổi khí hậu đã và đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng, không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới đang phải gánh chịu. Có thể nhận thấy những tác động mà biến đổi khí hậu đem lại đang khá tiêu cực, ảnh hưởng đến thiên nhiên, thời thiết, đời sống kinh tế và xã hội. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại trong thế kỉ 21.

Nguyên nhân chính là do lượng phát thải khí nhà kính tăng lên trong những năm qua. Để giảm những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra, thế giới đang đẩy mạnh các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính ở cấp độ toàn cầu.

Đây cũng là cơ hội để các quốc gia thúc đẩy một cuộc cách mạng trong sản xuất, tiêu dùng và giao thông vận tải… để loại bỏ lượng lớn carbon thải ra, hoặc sử dụng công nghệ thu giữ và lưu trữ, loại bỏ carbon tại nguồn phát thải.

“Với mục tiêu cao nhất của Chính phủ thì đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội mới để các cơ quan, tổ chức, DN thực hiện đồng bộ cơ chế, giải pháp, ứng dụng, chuyển giao công nghệ xanh nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu”, TS. Hà Linh Ngọc nói.

leftcenterrightdel
 TS. Nguyễn Linh Ngọc - Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn.

Nói về ứng phó với biến đổi khí hậu, TS. Tạ Đình Thi - Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết: Việt Nam luôn coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp và từng người dân trong việc thực hiện đồng thời các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu đã được đưa vào các văn kiện quan trọng của Đảng.

Tại hội nghị COP26, Việt Nam đã đưa ra cam kết chính trị mạnh mẽ trong nội dung này. Đồng thời, trong nỗ lực chung, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt nhiều nội dung nằm trong chiến lược quốc gia trong giai đoạn mới với mục tiêu xanh hóa các ngành kinh tế, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, phát huy lợi thế cạnh tranh trong chuỗi kinh tế xanh toàn cầu.

leftcenterrightdel
 TS. Tạ Đình Thi - Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội phát biểu tại Diễn đàn.

Điều này, thể hiện rõ nét và khẳng định mạnh mẽ tăng trường xanh, kinh tế xanh, kinh tế số là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Nếu không bắt kịp với thế giới, chúng ta sẽ bỏ lẽ nhiều cơ hội phát triển. Người dân cần nắm bắt sớm, chuyển đổi ngay. Về thể chế, chính sách có ảnh hưởng sâu rộng đến phát triển của DN. Trong đó có cả các bên liên quan.

Đối với một số nhiệm vụ cần thực hiện, TS. Tạ Đình Thi cho rằng, thứ nhất, việc phát triển thị trường carbon cần được tăng tốc độ. Trong đó, các hội đồng khoa học, DN, người dân cần chung tay đóng góp và đây là tiền đề phát triển chung bao trùm xã hội.

Thứ hai, cùng nhau tìm giải pháp, hiệu quả để đạt được mục tiêu Net-zoro. Diễn đàn cũng đề cập đến vấn đề tài chính xanh. Trong đó, tín dụng xanh, trái phiếu xanh đang giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển chung của các ngành, nghề trên thế giới. Do đó, cần thêm những ý kiến đóng góp để tạo hành lang pháp lý phù hợp, phát huy vai trò của nhà nước trong phát triển 2 ngành kinh tế nêu trên.

leftcenterrightdel
 Các đại biểu trao đổi tạị Diễn đàn.

Thứ ba, làm sao để Việt Nam có được sự thúc đẩy của quốc tế trong quá trình hội nhập để mang lại nhiều lợi nhuận hơn. “Tôi cho rằng các DN cần hết sức lưu ý để bắt nhịp quá trình hội nhập. Từ đó, tạo ra thêm nhiều nguồn lực, tài chính để phát triển”, ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban khoa học công nghệ của Quốc hội nói.

Kiểm kê khí nhà kính - Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp

Chia sẻ tại Diễn đàn, TS. Hà Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Phát triển các-bon thấp, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TNMT cho biết: Kiểm kê khí nhà kính - Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp trong thực hiện các quy định pháp luật về biến đổi khí hậu và mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Thực hiện hóa các cam kết tại COP 26, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.

Đồng thời, đưa ra một lộ trình tổng thể nhằm hiện thực hóa các mục tiêu khí hậu đã cam kết bằng việc tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, các ngành, các địa phương cùng có trách nhiệm giảm phát thải ròng.

TS. Hà Quang Anh nêu rõ 5 nguyên tắc trong kiểm kê khí nhà kính, thứ nhất, tính minh bạch: Tài liệu rõ ràng và chỉ rõ các nguồn dữ liệu, các giả định, các qui trình và các phương pháp luận;

Thứ hai, tính nhất quán: Đảm bảo tính nhất quán trong và giữa các năm kiểm kê với nhau về cách tiếp cận, ranh giới, nguồn dữ liệu, giả định, phương pháp;

Thứ ba, tính có thể so sánh: kết quả KK KNK phải có khả năng so sánh giữa các nước với nhau. Muốn vậy phải thống nhất về phương pháp sử dung theo hướng dẫn chung.

Thứ tư, tính hoàn thiện: Đảm bảo bao gồm tất cả các lĩnh vực của thành phố và nguồn phát thải/hấp thụ từ các lĩnh vực đó, hoặc phải giải thích nếu không có;

Thứ năm, tính chính xác: Đảm bảo tính toàn vẹn của các dữ liệu, các giả định, và tính toán, để có được các kết quả không bị sai lệch cao quá hoặc thấp quá so với mức phát thải thực.

leftcenterrightdel
 TS. Hà Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Phát triển các-bon thấp, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TNMT chia sẻ tham luận tại Diễn đàn.

Thương mại Các bon trong lâm nghiệp ở Việt Nam

Tham luận tại Diễn đàn, ông Vũ Tấn Phương Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (VFCO) cho biết: Phân bố trữ lượng các bon rừng thì có 80% rừng tự nhiên, 20% rừng trồng. Về chính sách giảm phát thải (GPT) và chiến lược phát triển Lâm nghiệp (PTLN) chúng ta có Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định giảm phát thải ở tất cả các lĩnh vực và phát triển thị trường các bon trong nước.

Cam kết của Việt Nam tại COP26 về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng o vào 2050; tham gia Tuyên bố Glasgow và cam kết giảm phát thải khí mê tan. Chiến lược BĐKH (2022), NDC (2022) hướng đến thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và thích ứng BĐKH. Kế hoạch thực hiện Tuyên bố Glasgow đang được xem xét phê duyệt nằm đảo ngược tình trạng mất rừng. Tại Việt Nam, thị trường các bon chia làm hai loại là thị trường bắt buộc và thị trường tự nguyện.

Ngoài ra, tại Diễn đàn các đại diện khách mời của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, DN cũng đã đưa ra những ý kiến trao đổi, thảo luận để xây dựng những điều kiện cần thiết trong mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như: thị trường carbon, trao đổi tín chỉ carbon..

PV