20 năm phát triển với nhiều dấu ấn

Hội Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 06/2002/QĐ/BNV, ngày 04/10/2002 và được đổi tên thành Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam theo Quyết định số 377/QĐ-BNV, ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và phê duyệt Điều lệ (sửa đổi) của Hội.

Với tư cách là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, đồng thời là thành viên của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hội tập hợp rộng rãi các cá nhân và tổ chức, tranh thủ và phát huy mọi nguồn lực nhằm góp phần bảo đảm chất lượng nước sinh hoạt, bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe nhân dân, phát triển bền vững đất nước.

leftcenterrightdel
 Đại hội Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam lần thứ 4, nhiệm kỳ 2019 – 2024.

Hội hoạt động trong phạm vi cả nước trong lĩnh vực nước sạch và môi trường, các lĩnh vực liên quan đến nước sạch và môi trường dưới sự quản lý Nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, sự bảo trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; là cầu nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng xã hội nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hóa về cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Ban Chấp hành Hội qua các thời kỳ đã đoàn kết nhất trí, kết hợp chặt chẽ với các tổ chức hội ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ của một số Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị đối với hoạt động của Hội nên đã đạt được những kết quả nhất định và thực hiện tốt định hướng mực tiêu của Hội là “Đưa nước sạch đến với người nghèo”; “Biến chất thải thành tài nguyên”; “Cùng cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu”.

leftcenterrightdel
 Văn phòng Đại diện Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình " Ngày hội tái chế" luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương và người dân.

Nhìn lại chặng đường 20 năm, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam đã ghi dấu ấn đậm nét với các hoạt động như:

Hội tổ chức thành công và hoàn thành Đề án truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường dành cho người dân khu vực phía Bắc giai đoạn 2007 – 2010, được Hội đồng nghiệm thu cấp và hiện đang được các cơ quan hữu quan quyết định đầu tư và triển khai thực hiện.

Tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, in ấn và phát hành 02 ấn phẩm chuyên san “Môi trường và Cuộc sống”. Phối hợp với Trung tâm Đào tạo và Truyền thông của Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường in ấn, phát hành 400 cuốn sách “Sổ tay truyền thông về nước sạch và bảo vệ môi trường’’.

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường  Trung ương Hội phối hợp với Bộ, ngành và tỉnh tổ chức mít-tinh và triển khai thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả; Phối hợp với Quỹ Nước sạch – Vệ sinh môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Tiền phong tổ chức thành công buổi truyền hình phát động gây Quỹ “Nước sạch đến với người nghèo”;

leftcenterrightdel
 Nhiều loại chai nhựa, giấy – là những loại rác có khả năng tái chế cao đều được người dân thu gom và mang đến đổi quà tại Chương trình “Thứ Bảy đổi rác lấy quà tích điểm xanh”.

Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thành công “Hội nghị điển hình tiên tiến Toàn quốc về bảo vệ môi trường và cung cấp nước sạch”;

Phối hợp với Hội Nước sạch và Môi trường tỉnh Bắc Giang, tỉnh Thái Nguyên tổ chức thành công lớp tập huấn“Nâng cao năng lực đàm phán, kêu gọi tài trợ,  xây dựng, quản lý, triển khai thực hiện dự án” phối hợp với Hội Nước sạch và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bà Rịa – Vũng Tàu và Sở Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định,Thái Bình, Nghệ An, Vĩnh Phúc tập huấn nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu trong Chương tình MTQG về ứng phó với BĐKH;.......

Làm tốt công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội

Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam là thành viên của Liên hiệp Hội Việt Nam. Chính vì vậy công tác tư vấn phản biện của Hội luôn được đẩy mạnh. Cụ thể: Hội tham gia phản biện, xây dựng chính sách pháp luật vào Dự thảo “Quy hoạch Tài nguyên nước giai đoạn 2021 – 2030”. do Mặt trậnTổ quốc Việt Nam chủ trì, trong đó Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam là thành viên; Tham dự Hội thảo khởi động xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) do Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức; Hội đang thực hiện Đề tài cấp Bộ về: Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn Đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư đến di sản thiên nhiên và đề xuất các quy định quản lý.

Đồng thời, Hội đề xuất một số nhiệm vụ trình các Ban chuyên môn của  Liên hiệp Hội Việt Nam phê duyệt, gồm: 1.“ Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng môi trường nước lưu vực sông với sự tham gia của cộng đồng. Nghiên cứu trường hợp sông Bắc Hưng Hải”; 2. “Cơ chế, giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi trách nhiệm mở rộng của Doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường”; 3.“ Xây dựng văn hóa sản xuất và tiêu dùng bền vững thực hiện kinh tế tuần hoàn”; 4.“Tăng cường vai trò của cộng đồng trong quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường nước”; 5.“ Xây dựng mô hình quản lý môi trường nước dựa vào cộng đồng”.

leftcenterrightdel
 Đoàn công tác của Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam tham quan mô hình phân loại rác thải tại nguồn ở thôn Nghĩa Vũ, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội.

Đặc biệt, với cơ quan ngôn luận là Tạp chí Môi trường và Cuộc sống hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Hội được đẩy mạnh và đóng góp tích cực, hiệu quả vào công tác bảo vệ môi trường, nước sạch và biến đổi khí hậu. Tạp chí đã cung cấp cho độc giả những thông tin chính thống, có chọn lọc, góp phần chỉ ra những mặt thành công, hạn chế của các cơ chế chính sách trong lĩnh vực môi trường nói chung và vấn đề môi trường ở Việt Nam nói riêng.

Với chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam đã không ngừng phát triển về mọi mặt, góp phần vào thành tựu chung của ngành tài nguyên và môi trường, cùng góp sức với xu thế phát triển mới như mục tiêu kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các-bon thấp để sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu góp phần đưa đất nước tiến bước trên con đường phát triển bền vững.

PV