Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí Kiểm sát viên VKSND tối cao; thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao; tập thể lãnh đạo và toàn thể công chức một số đơn vị thuộc VKSND tối cao gồm: Vụ 1, Vụ 3, Vụ 5, Vụ 7; lãnh đạo, Kiểm sát viên các VKSND cấp cao.

leftcenterrightdel
  Toàn cảnh Hội nghị.

Cùng dự Hội nghị còn có lãnh đạo, công chức làm công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự các cấp; VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện...

leftcenterrightdel
 Viện trưởng Lê Minh Trí dự và chỉ đạo Hội nghị.
leftcenterrightdel
  Các đại biểu dự Hội nghị.

Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, nối từ điểm cầu VKSND tối cao đến các điểm cầu trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Hồ Đức Anh, Vụ trưởng Vụ 3, VKSND tối cao nhấn mạnh mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức Hội nghị. Theo đó, Hội nghị nhằm quán triệt, nâng cao nhận thức của Lãnh đạo, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên VKSND các cấp trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Hồ Đức Anh, Vụ trưởng Vụ 3, VKSND tối cao phát biểu khai mạc Hội nghị.

Đồng thời, Hội nghị cũng nhằm đánh giá thực trạng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đề ra giải pháp, kiến nghị; những kinh nghiệm và bài học quý nhằm nâng cao chất lượng trong giải quyết các vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây thiệt hại nghiêm trọng, từ đó góp phần làm tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân trong thời gian tới.

Đồng chí Vụ trưởng Vụ 3, VKSND tối cao đề nghị đại biểu tham dự Hội nghị nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực thảo luận; tập trung nghiên cứu tài liệu và tiếp thu các nội dung chuyên đề được tập huấn để áp dụng hiệu quả vào thực tiễn công tác.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Hoàng Thị Quỳnh Chi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Vụ 14), VKSND tối cao trình bày chuyên đề về “Các quy định của pháp luật về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự (BLHS) và phân biệt với các tội phạm khác”.

leftcenterrightdel
  Đồng chí Hoàng Thị Quỳnh Chi, Vụ trưởng Vụ 14, VKSND tối cao trình bày chuyên đề tại Hội nghị.

Đồng chí Cao Anh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ 3, VKSND tối cao trình bày chuyên đề: Một số dạng sai phạm điển hình trong các vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 222 BLHS.

leftcenterrightdel
  Đồng chí Cao Anh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ 3, VKSND tối cao trình bày chuyên đề tại Hội nghị.

Đồng chí Phạm Văn An, Phó Vụ trưởng Vụ 3, VKSND tối cao trình bày chuyên đề: Một số vấn đề cần lưu ý để nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án về "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 222 BLHS.

leftcenterrightdel
  Đồng chí Phạm Văn An, Phó Vụ trưởng Vụ 3, VKSND tối cao trình bày chuyên đề tại Hội nghị.

Theo đó, tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” được quy định tại Điều 222 BLHS là một trong 9 tội được cụ thể hoá, thay thế tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 165 BLHS năm 1999 xảy ra trong lĩnh vực đấu thầu, nhằm cụ thể hóa những sai phạm trong hoạt động đấu thầu và hình sự hóa những hành vi vi phạm có tính chất nguy hiểm cao cần bị coi là tội phạm. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý hình sự rõ ràng, giúp thuận lợi hơn trong việc xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, bảo đảm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu.

Cùng với đó, qua tổng kết rút ra một số dạng sai phạm, thủ đoạn phổ biến trong các vụ án về đấu thầu gồm: Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; Thông thầu; Gian lận trong đấu thầu; Chuyển nhượng thầu trái phép; Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu…

Một số vụ án điển hình như: Vụ án xảy ra tại Sở GD&ĐT Thanh Hóa trong mua sắm thiết bị giáo dục cung cấp cho các trường phổ thông trên địa bàn; vụ án Nguyễn Đức Chung và đồng phạm phạm tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội và các đơn vị có liên quan; vụ án AIC Đồng Nai; vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Bệnh viện Thủ Đức; vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Tim tại TP Hà Nội…

Cũng tại Hội nghị, một số VKSND địa phương (TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) đã phát biểu tham luận tập trung thảo luận, đánh giá về thực trạng, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác giải quyết các vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt khâu công tác này trong thời gian tới.

Ngoài ra, Hội nghị cũng được nghe lãnh đạo Vụ 14, Vụ 3- VKSND tối cao giải đáp các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong giải quyết các vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND tối cao hoan nghênh, đánh giá cao sự chuẩn bị tài liệu của Vụ 3, VKSND tối cao và các đơn vị liên quan. Việc chuẩn bị thể hiện tinh thần trách nhiệm, công phu và nội dung gắn với thực tiễn của Ngành. Theo đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao, việc tổ chức Hội nghị có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội cho toàn Ngành nâng cao nhận thức, từ đó vận dụng vào thực tiễn để giải quyết hiệu quả loại án này được tốt hơn trong thời gian tới.

leftcenterrightdel
  Đồng chí Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao cho biết, hiện nay Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh đã được thành lập; do đó, khi giải quyết các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm trong đó có các vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng thì Viện kiểm sát cần có sự phối hợp tốt với các cơ quan liên quan và chủ động báo cáo Ban Chỉ đạo về tiến độ, kết quả giải quyết để được chỉ đạo kịp thời, bảo đảm giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật và phục vụ yêu cầu chính trị tại địa phương.

Điểm lại một số vụ án tiêu biểu xảy ra trong lĩnh vực này thời gian qua, đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí nêu rõ, từ việc giải quyết các vụ án Viện kiểm sát cần kháng nghị, kiến nghị theo quyền năng của mình đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khắc phục sơ hở, thiếu sót nhằm phòng ngừa vi phạm, tội phạm.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của các chuyên đề được trình bày tại Hội nghị, đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí cho rằng đây là những tài liệu quý và cần thiết, cần được toàn Ngành nghiên cứu, vận dụng để mỗi cán bộ, Kiểm sát viên có được tri thức, kiến thức, kỹ năng khi giải quyết loại án này.

Khẳng định tầm quan trọng của khâu công tác này, đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí yêu cầu Viện trưởng VKSND 63 tỉnh, thành phố phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, từ đó góp phần giải quyết các vụ án tham nhũng, kinh tế nói chung, vi phạm quy định về đấu thầu nói riêng đảm bảo “Nghiêm minh, không oan, không lọt, nhân văn và có sức thuyết phục”.

Phát kiểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao nêu rõ, trong một buổi sáng diễn ra, Hội nghị tập huấn kỹ năng giải quyết các vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng trong ngành Kiểm sát nhân dân đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.

leftcenterrightdel
  Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao phát biểu kết luận Hội nghị.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giải quyết các vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian tới, đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến đề nghị đại biểu tham dự Hội nghị tiếp tục quán triệt nội dung các chuyên đề, nội dung giải đáp vướng mắc và ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao tại Hội nghị. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo và việc giải quyết các vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, quá trình giải quyết vụ án phải đánh giá thận trọng, khách quan, chính xác, xử lý nghiêm minh nhưng cũng đảm bảo tính nhân văn và sự ổn định, phát triển của đất nước.

Đề cập đến một số nội dung liên quan đến công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát giải quyết các vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng như: Việc áp dụng pháp luật; việc vận dụng các kỹ năng chứng minh sai phạm; việc xác định, chứng minh hậu quả vi phạm; việc làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, việc phân loại, phân hoá xử lý; xác định động cơ phạm tội… Đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến đề nghị, Vụ 3 sau Hội nghị ban hành tài liệu phổ biến toàn Ngành; các cơ sở đào tạo bồi dưỡng trong Ngành tập hợp, biên tập lại để có những tài liệu chuyên sâu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập; đồng thời, Vụ 14 tiếp tục phối hợp với Vụ 3 và các đơn vị liên quan để giải đáp, hướng dẫn những khó khăn, vướng mắc về loại án này cho các đơn vị, Viện kiểm sát địa phương.

Tin: Cao Nguyên; Ảnh: Trần Tùng