Tại phiên chất vấn trước Quốc hội sáng 11/11, đại biểu Nguyễn Thị Huế (đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) đã đề nghị Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có giải pháp khắc phục cho tình trạng sách giáo khoa Tiếng Việt, Khoa học Tự nhiên của NXB Giáo dục Việt Nam có một số bài học thiếu tính khoa học, giáo dục.

leftcenterrightdel
Đại biểu Nguyễn Thị Huế, đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn phát biểu chất vấn.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, sau khi nhận phản ánh từ dư luận về SGK, Hội đồng chuyên môn, đã trao đổi với các tác giả, điều chỉnh kịp thời nội dung trước khi sách được in và chuyển đến tay học sinh. Về lâu dài, Bộ GD-ĐT đang tiến hành điều chỉnh các quy trình, điều kiện đảm bảo sách giáo khoa trong thời gian tới có chất lượng cao hơn.

leftcenterrightdel
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trả lời câu hỏi chất vấn của các đại biểu Quốc hội. 

Sau phẩn trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định) đã giơ biển tranh luận. Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nêu vấn đề: “Bộ trưởng khẳng định chương trình giáo dục phổ thông mới là đúng hướng, là tốt. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả chương trình thì bắt buộc phải qua SGK, nhưng SGK trong 2 năm qua đưa vào áp dụng đại trà mới chỉ từ quy trình rút gọn, chỉ dạy thử nghiệm 10% số tiết học không dựa trên phạm vi hẹp như SGK trước đây. Bộ trưởng đã có nghiên cứu khách quan, tổng kết việc triển khai SGK mới trong thời gian vừa qua?”.

Trả lời phần tranh luận này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, SGK đang biên soạn và sử dụng để phục vụ triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. So với SGK trong chương trình cũ trước đây, SGK mới có sự khác nhau về tính chất và về cách thức sử dụng.

leftcenterrightdel
 Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sáng 11/11.

“Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông 2018 có tính chất là chỗ dựa và là yêu cầu để kiểm tra, đánh giá. SGK hiện được xem là học liệu và là một căn cứ để có thể xã hội hóa và triển khai được nhiều bộ sách khác nhau. Theo quan điểm của Bộ GD-ĐT, bất kỳ tài liệu nào dù là học liệu được đưa vào giảng dạy trong nhà trường cũng phải đạt đến chuẩn mực, có tính sư phạm và tính khoa học. SGK là tài liệu thì việc thực nghiệm thiên về đánh giá giáo viên sử dụng thế nào, thực hành ra sao để thực hiện chương trình. Đây là một trong những nội dung rất quan trọng. Còn về mặt khoa học, đúng sai thì trách nhiệm thuộc về Hội đồng thẩm định Quốc gia”, Bộ trưởng Kim Sơn nói.

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Thông tư 33 trước sửa đổi không nêu tỷ lệ thực nghiệm SGK là bao nhiêu phần trăm. Sau khi Thông tư 33 đang được sửa đổi để nhằm tăng cường chất lượng, Bộ đã nêu cụ thể thực nghiệm tối thiểu 10%, 15%, 20% cho các SGK, với dung lượng và đặc điểm khác nhau. Bộ GD-ĐT vẫn đang lấy ý kiến về vấn đề này.

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá ý kiến của đại biểu đoàn Bình Định là rất quan trọng và Bộ GD-ĐT sẽ xem xét để hoàn thiện Thông tư 33 trước khi ký ban hành…

Vũ Cảnh