Đồng chí Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao đồng chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo các Vụ, Cục trực thuộc VKSND tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

leftcenterrightdel
 Các đại biểu tham dự Hội nghị. 

Đại diện VKSND 9 tỉnh, thành phố và các đồng chí Phó Giám đốc Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Chánh Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an nhiều tỉnh, thành.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao nhấn mạnh, công tác quản lý số liệu, hồ sơ, giải quyết vụ án, vụ việc tạm đình chỉ là vấn đề vừa có tính lịch sử nhưng cũng là nhu cầu cấp bách hiện nay.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu khai mạc Hội nghị. 

Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao chỉ rõ, trong thời gian dài trước đây công tác quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp quan tâm đúng mức nên chưa quản lý được số liệu về vụ án, vụ việc tạm đình chỉ, công tác phân loại, giải quyết chưa được kịp thời, còn tồn động nhiều.

Việc xây dựng quản lý hồ sơ, vụ án, vụ việc tạm đình chỉ còn chưa được chặt chẽ, nền nếp nên có không ít hồ sơ còn sơ sài, không đủ tài liệu, có hồ sơ bị hư hỏng, mục nát, thất lạc.

Để khắc phục tình trạng trên, 7 bộ, ngành Trung ương đã ký kết Thông tư số 01 ngày 1/6/2020 quy định phối hợp thực hiện một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự về quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ để cùng triển khai thực hiện.

Qua gần 3 năm thực hiện, công tác quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các bộ, ngành đã tăng cường chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, rà soát, thống kê, lập hồ sơ quản lý đối với các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ. Công tác phối hợp liên ngành được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả rõ rệt.

leftcenterrightdel
 Đại biểu VKSND tối cao tham dự Hội nghị. 

Đồng chí Nguyễn Duy Giảng khẳng định, việc triển khai thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành đã thể hiện sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, quyết liệt của lãnh đạo các cơ quan liên ngành Trung ương và địa phương trong thực hiện Thông tư liên tịch số 01.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe đồng chí Lương Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ 4 VKSND tối cao trình bày Báo cáo sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 01. 

Chủ trì tham luận, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đánh giá, qua 3 năm triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 01, các đơn vị đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cũng chỉ rõ, 8 nhóm tồn tại và đề nghị đại diện các đơn vị tham gia thảo luận tập trung trí tuệ, tâm huyết và trách nhiệm nghiên cứu, đánh giá các tồn tại ở đơn vị, địa phương, lĩnh vực quản lý, qua đó đề xuất những giải pháp cụ thể để tháo gỡ.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc đề nghị các đại biểu khi trình bày tham luận cần bám sát vào các nội dung đã được thống nhất, đề xuất giải pháp tránh trùng lặp với các đề xuất đã nêu trong báo cáo tổng kết.

Các đại biểu tập trung vào việc nêu kinh nghiệm, giải pháp thực tế ở địa bàn, đơn vị, lĩnh vực phụ trách để góp phần thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ có liên quan đến điều tra, xử lý các vụ án.

Hội nghị đã được nghe các tham luận của đại diện một số cơ quan, đơn vị thuộc VKSND tối cao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao về những khó khăn, vướng mắc trong giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phối hợp quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ trong thời gian tới.

leftcenterrightdel
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại Hội nghị. 

Phát biểu tại Hội nghị, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an chỉ rõ, quá trình thực hiện và triển khai Thông tư liên tịch số 01, bên cạnh những kết quả rất tích cực vẫn còn một số tồn tại, đòi hỏi các bộ, ngành phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa để thực hiện hiệu quả.

Tại Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo rất toàn diện trong việc triển khai Thông tư liên tịch số 01, từ tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, chính quy, tinh nhuệ đến nâng cao chất lượng cán bộ, tăng cường chất lượng, công tác nghiệp vụ cơ bản.

leftcenterrightdel
Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao kết luận Hội nghị. 

Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao đánh giá cao những ý kiến tham luận của các đại biểu, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an tại hội nghị đã thể hiện sự phối hợp chặt chẽ, tinh thần trách nhiệm rất cao, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo các bộ, ngành trong thực hiện Thông tư liên tịch số 01.

Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Duy Giảng nhận định, dù gặp nhiều khó khăn trong điều kiện khách quan, nhất là trong giai đoạn dịch COVID-19, song Cơ quan điều tra các cấp, các bộ, ngành đã thực hiện hiệu quả đối với công tác quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ.

Đồng chí Nguyễn Duy Giảng cũng đề nghị các bộ, ngành tiếp tục tăng cường hơn nữa thực hiện hiệu quả những thông tư có liên quan, trong đó có Thông tư liên tịch số 01.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, đánh giá nguyên nhân, tồn tại; thủ trưởng các đơn vị phát huy vai trò người lãnh đạo, đứng đầu trong quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết, xử lý những vụ việc, vụ án tạm đình chỉ; kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu đặt ra.

 

Vũ Phương