leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Mai Thúy, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Ninh phát biểu chỉ đạo Vòng 1 cuộc thi.

Theo đó, nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát nhân dân, rà soát, đánh giá trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời, tạo tinh thần sôi nổi nghiên cứu, học tập đến toàn thể cán bộ, Kiểm sát viên trong ngành Kiểm sát Quảng Ninh, từ đó nâng cao tính hiệu quả ứng dụng trong thực tiễn công tác. VKSND tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Kế hoạch tổ chức cuộc thi Báo cáo án bằng sơ đồ tư duy trong lĩnh vực hình sự năm 2023.

Căn cứ vào Kế hoạch tổ chức cuộc thi, tại Vòng 1, đồng chí Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Ninh thành lập 14 Hội đồng thi gồm: Hội đồng thi tại VKSND tỉnh và 13 Hội đồng thi VKSND cấp huyện; thành lập Ban Giám khảo gồm 18 đồng chí và Tổ Thư ký gồm 9 đồng chí. Mới đây, Vòng 1 của cuộc thi đã được khai mạc bằng hình thức thi trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Lưu Văn Hưng - Chánh Văn phòng VKSND tỉnh Quảng Ninh phổ biến quy chế thi.

Đối tượng tham gia dự thi tại Vòng 1 là 86 Kiểm sát viên sơ cấp thuộc các Phòng 1, 2, 3, 7, 10 và 13 VKSND cấp huyện, trong đó có 11 Kiểm sát viên thuộc VKSND tỉnh thi trực tiếp tại điểm cầu trung tâm và 75 đồng chí Kiểm sát viên tại 13 điểm cầu VKSND cấp huyện.

Vòng 1, Ban Tổ chức sẽ phát đề thi qua Email công vụ các Phòng và các VKSND các cấp huyện là 1 vụ án hình sự (hồ sơ đã được số hóa), nội dung yêu cầu các Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ, lập báo cáo bằng sơ đồ tư duy để báo cáo lãnh đạo Viện đề xuất truy tố. Thời gian làm bài thi là 240 phút. Sau khi làm xong bài thi, Kiểm sát viên sẽ nộp bài thi cho Hội đồng thi của đơn vị, đồng thời gửi bài thi qua hộp thư công vụ về Ban Giám khảo cuộc thi để chấm điểm.

leftcenterrightdel
  Các Kiểm sát viên cấp huyện thi theo hình thức trực tuyến.

Vòng 2 (sẽ bắt đầu diễn ra vào ngày 21/4), Ban tổ chức sẽ thành lập 16 đội, thi theo hình thức tập trung gồm: Phòng 1, Phòng 2, Phòng 3 thuộc VKSND tỉnh và 13 VKSND cấp huyện (mỗi đội không quá 3 thành viên). Khi dự thi, các đội chủ động phân công nhiệm vụ, thực hiện các nội dung về tổng hợp, thực hành và thuyết trình.

Việc tổ chức Cuộc thi Báo cáo án bằng sơ đồ tư duy giúp cho cán bộ, Kiểm sát viên trong ngành Kiểm sát Quảng Ninh nâng cao tính chủ động, sáng tạo và hiệu quả ứng dụng công nghệ vào hoạt động chuyên môn. Đồng thời, đánh giá trình độ, năng lực thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp. Qua đó, góp phần nâng cao công tác số hóa và lưu trữ hồ sơ, công tác trợ lý ảo trong cung cấp thông tin phục vụ nhiệm vụ chuyên môn,... Đây là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chống oan sai và bỏ lọt tội phạm mà Ngành đã đề ra.

Kim Dung