Tại Hội nghị, báo cáo viên của Văn phòng tổng hợp đã trình bày nội dung, phương pháp, yêu cầu xây dựng sơ đồ tư duy đối với vụ án hình sự, vụ án dân sự trên cơ sở bám sát nội dung hướng dẫn của Ngành. Quy định về công tác báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án theo Quy chế số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự, Quy chế số 364/QĐ-VKSTC ngày 02/10/2017, số 282/QĐ-VKSTC ngày 01/8/2017  của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Thanh Liêm, Phó viện trưởng phụ trách phát biểu chỉ đạo.

Việc xây dựng sơ đồ tư duy đối với vụ án một mặt giúp cho Kiểm sát viên hệ thống được toàn bộ các thủ tục tố tụng, các tài liệu, chứng cứ, nắm chắc nội dung vụ án, vụ việc, từ đó có thể phát hiện các thiếu sót trong hồ sơ để kịp thời phát hiện, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bổ sung (nếu có).

Mặt khác, sơ đồ tư duy còn bảo đảm cho hoạt động báo cáo án được đúng, đủ các yếu tố cấu thành tội phạm; đúng quy định của pháp luật; có sức thuyết phục và giúp lãnh đạo dễ dàng nắm bắt toàn bộ nội dung của vụ án để có hướng chỉ đạo, quyết định giải quyết án.

leftcenterrightdel
 Các đại biểu dự Hội nghị.

Trong quá trình xây dựng sơ đồ, Kiểm sát viên sẽ có được góc nhìn tổng hợp toàn diện, quản lý liên kết thông tin chặt chẽ, chi tiết giúp công tác kiểm sát thực hiện đạt chất lượng, hiệu quả hơn. Sau hội nghị, đồng chí yêu cầu toàn thể Lãnh đạo, Kiểm sát viên Phòng 1, Phòng 7, Phòng 9 và VKSND cấp huyện triển khai ngay và thực hiện quyết liệt.

Với tinh thần tất cả Kiểm sát viên đều phải thực hiện và từng bước nâng cao chất lượng; xác định kết quả thực hiện ứng dụng sơ đồ tư duy là một trong những tiêu chí để xem xét, đánh giá kết quả thi đua cuối năm.

Hoàng Anh - Trúc Hà