Thủ tướng vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

leftcenterrightdel
 Chợ Kim Giang, quận Thanh Xuân khá vắng vẻ. 

Mặc dù trong chỉ thị nêu rõ người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác. Các trường hợp di chuyển đi lại vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất không bị cấm; Bộ Công thương, UBND các tỉnh chú ý bảo đảm hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân.

Tuy nhiên do đồn thổi và do tâm lý nên nhiều người dân vẫn đi mua hàng hóa tích trữ. Nhưng nhìn tổng thể, tình hình vẫn khá "yên tĩnh". Ghi nhận của PV Báo Bảo vệ pháp luật tại một số chợ, siêu thị trên địa bàn TP Hà Nội đã không còn tình trạng người dân lo sợ, tích lũy lương thực thực phẩm với số lượng lớn.

leftcenterrightdel
 Chợ Khương Đình, quận Thanh Xuân có vẻ đìu hiu.

Chị Linh, nhà ở ngõ 80 phố Hoàng Đạo Thành cho biết: Gia đình tôi rất yên tâm, không lo thiếu lương thực, thực phẩm vì trong chỉ thị của Thủ tướng có nêu rõ là vẫn mở cửa các cửa hàng bán đồ thiết yếu như lương thực, thực phẩm. Vì vậy nên chiều nay đi chợ, tôi chỉ mua thực phẩm đủ dùng trong 2-3 ngày, hết lại đi mua tiếp để gia đình tôi sẽ luôn được ăn đồ tươi, ngon…

Theo ghi nhận của PV cuối giờ chiều ngày 31/3, tại phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, giá mỗi kg thịt lợn được bán dao động ở khoảng 140-150.000 đồng/1kg. Ở khu vực chợ Khương Đình và chợ Kim Giang (quận Thanh Xuân), giá bán thịt lợn có cao hơn chút ít.

leftcenterrightdel
 Hàng hóa ê hề trong siêu thị Vinmart.

Ghi nhận của PV tại một số siêu thị như Vinmart (Five star Garden Kim Giang, quận Thanh Xuân), Lotte Mart Tây Sơn (quận Đống Đa)… lượng người mua bình thường, không diễn ra tình trạng quá đông người hay chen lấn…

Trong Chỉ thị số 16 ngày 31/3 của Thủ tướng có nêu rõ: “Bộ Công thương, UBND các địa phương chú ý bảo đảm hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân”. Vì vậy, thiết nghĩ, nhân dân có thể yên tâm, không nên tích trữ lương thực, thực phẩm số lượng lớn vì hành động này sẽ dẫn đến việc làm giá cả leo thang, gây tâm lý hoang mang không đúng tình hình thực tế…

Ghi nhận của PV Bảo vệ pháp luật trên địa bàn TP Hà Nội:

leftcenterrightdel
 Người dân mua rau quả tại chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy.
leftcenterrightdel
 Quầy hàng thịt lợn đắt khách.
leftcenterrightdel
 Mặt hàng rau củ quả tăng nhẹ.
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Lương thực, thực phẩm là 2 mặt hàng bán chạy.
leftcenterrightdel
 Người dân mua hàng trên chợ phố Chính Kinh, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
leftcenterrightdel
 Theo khảo sát, một số tiểu thương đã tăng giá bán sản phẩm rau củ quả
leftcenterrightdel
 Người dân mua thịt ở chợ Kim Giang.
leftcenterrightdel
 Các cửa hàng, cửa hiệu thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng.
leftcenterrightdel
 Các cửa hàng tạp hóa nhỏ vẫn dồi dào hàng hóa.
leftcenterrightdel
 Rau xanh đắt hàng.
leftcenterrightdel
 Người dân mua hàng trong siêu thị.

 Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Thị trường trong nước (Bộ Công Thương): Sẵn sàng kịch bản ứng phó theo 5 cấp độ

63 tỉnh, thành đều đã có "kế hoạch tác chiến", kịch bản ứng phó dịch bệnh theo 5 cấp độ. Trong đó, cơ quan này đã tính đến tình huống cung ứng hàng hoá khi cách ly những thành phố lớn, các thành phố vệ tinh.

"Chúng ta đã có kinh nghiệm trong việc cung ứng hàng hóa ở Sơn Lôi, Vĩnh Phúc và hiện tại, công tác này đang được tiếp tục và tăng lên thành cấp cao hơn, kể cả phương án nếu Hà Nội cách ly trên diện rộng", đại diện Vụ Thị trường trong nước khẳng định.


 Bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội: Hơn 170.000 tỉ đồng hàng hóa, đảm bảo cung cấp từ 60 đến 90 ngày

TP Hà Nội đã xây dựng phương án dự trữ hàng hóa theo 4 cấp độ dịch, tập trung vào cấp độ 3-4 khi thành phố có 1.000 ca nhiễm bệnh. 4 cấp độ dịch bệnh hiện nay gồm: Có trường hợp bệnh xâm nhập; Có lây nhiễm thứ phát; Lây lan trên 20 trường hợp; Lây lan rộng trong cộng đồng với trên 1.000 trường hợp mắc. Sở cũng làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối bán lẻ hàng hóa thiết yếu để tính khả năng cung ứng hàng của từng đơn vị nhằm bảo đảm nguồn cung và bình ổn thị trường. Các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị đã tăng lượng hàng hoá dự trữ lên gấp 300-500% so với bình thường, tập trung với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Lượng hàng hóa tại kho của các doanh nghiệp đảm bảo cung cấp cho thị trường Hà Nội trong vòng 60-90 ngày, hiện lên đến 174.000 tỉ đồng.

 

 

Quang Cảnh - Lưu Ly - Hoàng Hoa