Tham dự Kỳ họp có: Phó Chủ tịch thường trực HĐQL BHXH, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh, Phó Chủ tịch chuyên trách HĐQL BHXH Nguyễn Văn Cường và 6 Ủy viên Hội đồng; cùng tham dự có lãnh đạo BHXH Việt Nam; giúp việc các thành viên HĐQL; các đơn vị chuyên môn của BHXH Việt Nam.
Tại Kỳ họp, các thành viên HĐQL đã nghe BHXH Việt Nam báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023. Thay mặt HĐQL, đồng chí Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch chuyên trách, thực hiện báo cáo 2 nhóm kết quả về: Hoạt động của Hội đồng năm 2022 và các thành viên Hội đồng cho ý kiến về 9 báo cáo của BHXH Việt Nam .
Theo đó, trong năm, các ủy viên Hội đồng đã tổ chức 3 đoàn giám sát tại 10 tỉnh, thành phố. Sau khi thực hiện giám sát, kiểm tra đã có các kết luận gửi về Tỉnh ủy, UBND các tỉnh, thành phố đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn. Bên cạnh đó, Hội đồng cũng thực hiện 2 cuộc làm việc với các đơn vị chuyên môn của BHXH Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Văn Cường cũng thông tin về tình hình giải quyết, cho ý kiến của Hội đồng về 9 báo cáo của BHXH Việt Nam.
Với từng nội dung, lãnh đạo BHXH Việt Nam và Văn phòng HĐQL BHXH đã báo cáo chi tiết, cụ thể. Trong 11 tháng năm 2022, HĐQL BHXH đã thực hiện nhiều nhiệm vụ theo đúng chức năng, nhiệm vụ được quy định; hoàn thành tốt chương trình công tác theo Kế hoạch năm đề ra và các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. HĐQL BHXH đã chủ động bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; các thành viên HĐQL BHXH đã thông qua và có những kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT kịp thời, hiệu quả; HĐQL BHXH đã chỉ đạo xây dựng và thông qua chiến lược phát triển của Ngành BHXH Việt Nam, kế hoạch dài hạn, năm năm, hằng năm và thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN, đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN; kiện toàn hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam; cơ chế quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHTN, BHYT; kịp thời tháo gỡ những khó khăn để đảm bảo quyền lợi của người dân, các doanh nghiệp cùng ngành BHXH Việt Nam hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
|
|
Đồng chí Nguyễn Thế Mạnh, Phó Chủ tịch thường trực HĐQL BHXH, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phát biểu tại kỳ họp |
Trong 11 tháng đầu năm 2022, vượt qua nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19, thay đổi chính sách, biến động thị trường lao động, công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN của ngành BHXH Việt Nam tiếp tục có sự tăng trưởng, đạt nhiều mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Công tác thu, chi, đầu tư quỹ của BHXH Việt Nam thực hiện an toàn, hiệu quả, tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, Nghị quyết của HĐQL BHXH…
Tại kỳ họp, các ủy viên HĐQL đã đánh giá về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ của BHXH Việt Nam; đồng thời cho ý kiến cụ thể vào từng dự thảo báo cáo của BHXH Việt Nam.
Các ủy viên HĐQL BHXH đánh giá, thời gian qua, BHXH Việt Nam đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, có nhiều lĩnh vực được đẩy mạnh như công tác chuyển đổi số, ứng dụng CNTT, đi đầu trong cải cách TTHC, triển khai các dịch vụ công trực tuyến. Công tác thu, phát triển đối tượng, chi trả các chế độ cho người tham gia được bảo đảm. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh. Công tác đầu tư quỹ bảo đảm an toàn, hiệu quả theo quy định.
Đánh giá cao những kết quả ngành BHXH Việt Nam đã đạt được, tuy nhiên, các thành viên Hội đồng quản lý BHXH cũng nhận định, còn không ít khó khăn, thách thức trong thực hiện nhiệm vụ của Ngành thời gian tới. Thị trường lao động suy giảm, tình trạng thất nghiệp hiện đang có xu hướng gia tăng sẽ ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN. Bên cạnh đó, tình trạng nợ BHXH, BHYT, nhận BHXH 1 lần vẫn tiếp diễn phức tạp, để lại nhiều hệ lụy, khiến nhiều người lao động không đủ điều kiện nhận lương hưu, ảnh hưởng đến an sinh xã hội lâu dài…
Vì vậy, BHXH Việt Nam cần có đánh giá tổng thể, chi tiết về những vấn đề này, đưa ra các giải pháp; trong đó cần đặc biệt quan tâm đẩy mạnh, tiếp tục đổi mới công tác truyền thông, phát huy hơn nữa vai trò của các Đoàn thể từ Trung ương đến địa phương trong tiếp cận tuyên truyền, vận động người dân, người lao động tham gia BHXH, BHYT một cách bền vững, hướng tới các nhóm còn nhiều “dư địa” như: nông dân, hội viên hợp tác xã; tham gia tích cực hơn nữa vào quá trình xây dựng, sửa đổi các Luật BHXH, việc làm thời gian tới để có các chính sách đặc thù, căn cứ pháp lý, hạn chế các bất cập, vướng mắc trong thực hiện các chính sách; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm…
Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Chủ tịch HĐQL BHXH đánh giá cao công tác chuẩn bị cho kỳ họp của Văn phòng HĐQL và BHXH Việt Nam với thông tin, dữ liệu đầy đủ để các thành viên HĐQL kịp thời nghiên cứu và có những ý kiến đóng góp tích cực, hiệu quả đối với hoạt động của Hội đồng. Đồng chí Hồ Đức Phớc cũng nhất trí với những ý kiến của các thành viên HĐQL tại kỳ họp; yêu cầu Văn phòng HĐQL tiếp thu, tổng hợp để gửi đến các thành viên và đơn vị liên quan nghiên cứu, triển khai.
Chủ tịch HĐQL BHXH đánh giá, BHXH, BHYT là các chính sách an sinh xã hội lớn của Đảng và Nhà nước. Việc quản lý, đảm bảo hoạt động của các quỹ này là rất quan trọng, phải làm sao để quỹ luôn đảm bảo an toàn, bền vững, phát triển để quyền lợi của người tham gia ngày càng tốt hơn, góp phần đảm bảo an sinh, an ninh, trật tự xã hội. Vì vậy, vai trò của HĐQL BHXH, BHXH Việt Nam là rất nặng nề.
Chủ tịch HĐQL BHXH yêu cầu, thời gian tới, toàn Ngành BHXH Việt Nam cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Chính phủ giao và kế hoạch của HĐQL BHXH đã ban hành.
BHXH Việt Nam đã đi sớm trong ứng dụng CNTT đạt hiệu quả, tuy nhiên, thời gian tới cần tiếp tục phải đẩy mạnh hơn nữa, trong đó chú trọng đến đào tạo con người để làm chủ công nghệ; ứng dụng CNTT vào công tác kiểm tra, giám sát, kết nối mạnh mẽ các hệ thống, dữ liệu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để quản lý, điều hành, phát hiện các gian lận, trùng lắp trong đóng hưởng BHXH, BHYT, BHTN.
Về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH, BHYT, việc làm là vấn đề rất quan trọng, BHXH Việt Nam cần đặc biệt quan tâm, đào sâu nghiên cứu, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành để góp ý hoàn thiện, tạo thuận lợi trong triển khai, thực hiện thời gian tới, đáp ứng yêu cầu, thay đổi từ thực tiễn xã hội, thị trường lao động…
BHXH Việt Nam cũng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, nhất là phát triển BHXH tự nguyện. Đối với lĩnh vực đầu tư quỹ cần tiếp tục được cải thiện trên nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả; nâng cao công tác quản lý công tác thu, chi, xử lý các tồn tại trong thẩm quyền.
Về dự toán ngân sách và quyết toán BHXH Việt Nam cần thực hiện công khai, đảm bảo sự minh bạch; xây dựng dự toán sát với tình hình thực tế và có báo cáo thường xuyên về Hội đồng quản lý để các thành viên theo dõi, nắm bắt. Đối với thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh cần chủ động nghiên cứu và đưa ra các giải pháp giải quyết những tồn tại để xử lý sớm, tránh kéo dài; nội dung vượt thẩm quyền của BHXH Việt Nam cần báo cáo ngay các cơ quan có thẩm quyền Nhà nước
Về bộ máy quản lý của Ngành cần tiếp tục kiện toàn, tinh gọn, nâng cao trình độ quản lý, năng lực chuyên môn, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để phục vụ người tham gia BHXH, BH thất nghiệp, BHYT ngày càng tốt hơn.
Phát biểu tại kỳ họp, đồng chí Nguyễn Thế Mạnh, Phó Chủ tịch thường trực HĐQL BHXH, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, thay mặt BHXH Việt Nam tiếp thu các ý kiến của Chủ tịch HĐQL BHXH và các thành viên Hội đồng quản lý và tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chuyên môn hoàn thiện và tổ chức triển khai, đưa ra các giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ năm 2023. Đồng thời, đề nghị Hội đồng quản lý thông qua Đề án Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2030; Quyết toán tài chính năm 2021; Dự toán thu, chi năm 2023 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2023-2025.../.