|
|
Đơn kiến nghị phản ánh việc làm trái pháp luật của Chủ tịch quận Dương Kinh. |
Kỳ họp thứ 8, HĐND quận Dương Kinh khóa II, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 18 người giữ chức vụ do HĐND bầu. Theo đó, 28 đại biểu sẽ bỏ phiếu tín nhiệm đối với 18 người giữ chức vụ do HĐND quận Dương Kinh.
Căn cứ Biên bản kiểm phiếu, ngày 20/12/2018, HĐND quận Dương Kinh đã có Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Trong số 18 người được lấy phiếu tín nhiệm thì ông Lê Lương – Chủ tịch UBND quận Dương Kinh là người có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất là 14 phiếu.
Tiếp đến là bà Trịnh Thị Anh - Ủy viên UBND có 5 phiếu tín nhiệm thấp và các ông: Nguyễn Đức Thắng, Đỗ Trọng Toản, Hoàng Văn Đông, Trịnh Vũ Nam đều là Ủy viên UBND có 4 phiếu tín nhiệm thấp.
Ông Nguyễn Minh Phương – Chủ tịch HĐND quận Dương Kinh cho biết, Chủ tịch UBND quận có 14 phiếu tín nhiệm thấp, 13 phiếu tín nhiệm cao, còn 1 phiếu đánh cả hai ô nên không hợp lệ. Việc đồng chí Lê Lương – Chủ tịch UBND quận có 14 phiếu tín nhiệm thấp, HĐND quận Dương Kinh đã báo cáo vụ việc lên thành phố xem xét cho ý kiến chỉ đạo.
Như vậy, nếu tính số phiếu hợp lệ là 27 phiếu, thì ông Lê Lương - Chủ tịch UBND quận Dương Kinh bị trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp.
Theo Nguyễn Minh Phương – Chủ tịch HĐND quận Dương Kinh cho biết, việc lấy phiếu tín nhiệm của quận Dương Kinh là căn cứ theo Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội.
Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội quy định rất cụ thể về việc lấy phiếu tín nhiệm, theo đó, việc lấy phiếu tín nhiệm là một trong những biện pháp đổi mới, nhằm đánh giá cán bộ thông qua nhiều góc nhìn. Việc làm này là một bước tiến rõ rệt trong đổi mới công tác cán bộ, thể hiện tinh thần dân chủ, cầu thị và nêu cao trách nhiệm xây dựng đội ngũ cán bộ.
Thông qua kết quả lấy phiếu, người được lấy phiếu tín nhiệm tự nhìn lại mình một cách toàn diện hơn; biết điểm nào còn hạn chế để cố gắng khắc phục, mặt nào mạnh thì phát huy, không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống để hoàn thiện mình hơn.
Đối với những người tín nhiệm thấp coi đây là sự cảnh tỉnh, răn đe, nghiêm khắc với chính bản thân mình mà cố gắng hơn nữa trên các mặt công tác. Vì thế, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ tạo động lực thôi thúc cán bộ tự soi, tự sửa, ngăn ngừa, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Mặt khác, kết quả phiếu tín nhiệm là thước đo, là một kênh thông tin tham khảo trong đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho việc quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ tốt hơn; hoàn toàn không phải để truy xét trách nhiệm, hay thay thế cán bộ.
Những trường hợp có hơn 50% số phiếu tín nhiệm thấp cần được xem xét đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn và có thể sắp xếp bố trí công việc khác phù hợp; những người có hai phần ba số phiếu tín nhiệm thấp trở lên sẽ kịp thời xem xét, nếu thấy không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì cho từ chức hoặc thôi giữ chức, bố trí công tác khác, không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.