Diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội lại tổ chức lễ hội thổi cơm thi. Đây là nét văn hóa dân gian độc đáo ở địa phương này. Lễ hội này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận trong sách giáo khoa lớp 6.
Không giống các hội khác, lễ hội thổi cơm thi Đồng Vân bắt nguồn từ việc khao quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa. Năm nay, hội thi có 6 đội tham dự, mỗi đội gồm 6 người.
Mỗi đội chơi được hóa trang thành các nhân vật trong trang phục hiện đại lẫn cổ truyền để vừa trổ tài thổi cơm khéo léo, vừa mang đến không khí vui tươi cho người xem hội. Đặc biệt, lễ hội năm có điều khác biệt hơn khi thôn Đồng Vân vừa đón nhận bằng di tích lịch sử cấp thành phố.
Theo thông lệ, trước khi bắt đầu hội thi, các đội tham gia sẽ thắp hương tại đình làng, bày tỏ lòng biết ơn các ông cha đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm bên bờ sông Đáy. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, các đội nhanh như sóc, mỗi người một việc, chia nhau làm một việc: người đi lấy nước, người đi lấy giần sàng, người đi lấy lửa, lấy nước, người giã gạo, người vót tre thành sợi bông làm củi đun…
Đến khâu thổi cơm, hai thành viên trong đội sẽ di chuyển theo hình thức người cầm gậy có treo xoong nồi đi trước và người châm lửa theo sau trong tiếng cổ vũ của khán giả. Kết thúc thổi cơm, sản phẩm của các đội được đánh số thứ tự, chấm công khai trước dân làng.
Hình ảnh trong lễ hội thổi cơm thi Đồng Vân: