Đây là những món ăn có tên kỳ lạ nhưng là đặc sản ở nhiều vùng đất khắp Việt Nam.

Sỏi mầm

Đến Hậu Giang, khi gọi sỏi mầm, thực khách sẽ được thưởng thức món thịt lợn rừng chế biến theo một cách đặc biệt. Mỗi suất ăn bao gồm 3-4 viên sỏi được nung thật nóng, dùng để nướng chín thịt heo rừng. Bởi thế, cũng có người gọi sỏi mầm là món lợn rừng nướng sỏi.

leftcenterrightdel
 

Món sỏi mầm không chỉ lạ ở cái tên mà cách thưởng thức cũng thật đặc biệt. Món ăn bày ra ban đầu chỉ là một cái đĩa to, xung quanh có những loại rau như xà lách, cải bắp xắt mỏng, điểm tô một ít rau thơm và những miếng ớt chín đỏ. Ở giữa đĩa đặt chiếc lá sung và trên đó có những hòn sỏi đã được nung thật nóng. Cuối cùng, đầu bếp mới mang lên đĩa thịt heo rừng đã ngấm gia vị.

leftcenterrightdel
 

Nhanh tay gắp những miếng thịt cho lên sỏi, sức nóng từ viên sỏi sẽ nướng và giúp làm chín thịt. Tiếng xèo xèo ngay lập tức vang lên khiến bữa ăn của bạn thêm rộn ràng và được mong chờ hơn bao giờ hết. Điều thú vị là thực khách sẽ được tự tay nướng thịt mà không cần dùng lửa, không sợ khói ám vào người. Tùy theo khẩu vị mà bạn điều chỉnh thời gian để lật mặt thịt, nướng xém vàng hay vừa chín tới.

Khâu nhục

Khâu nhục là món ăn không thể thiếu ở các dịp lễ Tết, nhà mới, đám cưới, đám hỏi, hoặc ma chay của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn, người Tày ở Bắc Cạn, người Sán Dìu ở Quảng Ninh.

leftcenterrightdel
 

Có ý kiến cho rằng, khâu nhục là tiếng Hoa đánh vần lại chữ viết tiếng Việt, phát âm tiếng Hoa là khâu nhục. “Khâu” có nghĩa là hấp đến mềm gục, “nhục” có nghĩa là thịt, nếu dịch đúng nghĩa là thịt gục, hoặc thịt hấp gục. Tùy từng địa phương, món ăn này còn có các tên gọi khác như “khau nhục”, “khổ nhục”, “nằm khau”. Để có món khâu nhục chuẩn, người ta phải nấu tới nửa ngày cho miếng thịt mềm, sao cho khi ăn như tan ra trong miệng.

leftcenterrightdel
 

Pa pỉnh tộp

Pa Pỉnh Tộp là món ăn đặc sản của người Thái chủ yếu là ở vùng Lai Châu Tây Bắc. Pa theo tiếng Thái có nghĩa là “cá suối”; Pa Pỉnh Tộp có nghĩa là cá gập nướng, thường được làm từ những con cá suối, cá chép, cá trôi, cá trắm… sống ở vùng suối núi. Sở dĩ có tên gọi là cá gập nướng là dựa vào hình dáng của con cá khi đem đi nướng, người thái mổ sạch, tẩm ướp rồi gập đôi con cá để nướng nên bà con dân tộc mới đặt tên như vậy.

leftcenterrightdel
 

Bởi vì nguyên liệu không thể thiếu trong món Pa Pỉnh Tộp chính là hạt mắc khén. Nếu món cá suối nướng mà thiếu mắc khén ướp thì chỉ là cá suối nướng thường thôi.

leftcenterrightdel
 

Có dịp du lịch Lai Châu, đến thăm các bản làng Tây Bắc, thăm đồi chè Bản Bo, đồi chè Tân Uyên, thăm bản Nà Luồng, Bản Hon, động Tiên Sơn, cửa khẩu Ma Lù Thàng… thì đừng quên thưởng thức cá suối Tây Bắc Pa Pỉnh Tộp món ngon này.

Cơm âm phủ

Cơm âm phủ là một trong những món ăn tiêu biểu cho nghệ thuật chế biến đậm nét văn hóa ẩm thực Huế. Trước đây, món ăn này vẫn được lưu truyền với câu: “Muốn ăn cơm dĩa trữ tình/ Có quán Âm phủ ma rình phía sau”. Tuy có tên gọi kỳ bí nhưng món ăn này có hương vị thơm ngon vừa giản dị lại phảng phất phong cách cung đình khiến nhiều thực khách mê mẩn.

leftcenterrightdel
 

Trong đó, cơm phải được nấu từ gạo ngon, thơm và dẻo, thịt nướng phải là loại thịt nạc vai tươi ngon, đem đi thái bản mỏng rồi ướp với gia vị sau đó nướng trên than củi. Giò lụa được làm bằng thịt heo quết nhuyễn, gói thành từng thanh nhỏ. Thêm vào đó là trứng vịt đổ mỏng, tôm chà bông; rau thơm các loại, dưa leo cắt sợi... Tất cả các thứ này đều được cắt dạng sợi nhỏ.

leftcenterrightdel
 

Khi trình bày có thể trộn sẵn với nhau hoặc để thực khách tự trộn đều. Ngoài ra, khi ăn kèm với cơm âm phủ không thể thiếu một chén nước mắm có pha tỏi, đường, nước cốt chanh. Rưới nước mắm và trộn đều cơm cùng các loại thức ăn trước khi thưởng thức.

Theo Dân trí