Một chuyên gia về hệ thống phòng thủ Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ lo ngại, cho rằng, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ phải nhanh chóng trang bị hệ thống chống máy bay để đối phó với mối đe dọa từ Rafale của Không quân Hy Lạp.

′′Trong một cuộc xung đột trên không tiềm năng, Hy Lạp có thể tận dụng ưu thế tên lửa Meteor tầm xa để chống lại máy bay Thổ Nhĩ Kỳ. Những tên lửa này sẽ mang đến cho phía Hy Lạp một lợi thế áp đảo trong một trận không chiến khi Thổ Nhĩ Kỳ không có tên lửa đối trọng.′′, chuyên gia quân sự Ali Kemal Erdem thừa nhận.

Tuy nhiên, điều thực sự khiến giới quân sự từ Ankara lo ngại nằm ở chỗ, vào năm 2025, không quân Hy Lạp sẽ nhận một lô máy bay Rafale mới từ Pháp, đưa số lượng các chiến binh nặng ký này lên con số 40.

leftcenterrightdel
Khả năng mang vũ khí đáng kinh ngạc lên tới 9,5 tấn của tiêm kích hạng nặng Rafale của Pháp. Dassault Aviation

Rafale và tên lửa Meteor của Hy Lạp trở thành mối bận tâm trong các diễn đàn phòng thủ Thổ Nhĩ Kỳ.

′′Lý do của mối quan tâm là tên lửa Meteor, với phạm vi hoạt động rộng, có thể làm thay đổi sự cân bằng không quân của hai quốc gia", một ấn phẩm nhà nước của Thổ Nhĩ Kỳ viết.

Theo các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ, tên lửa Meteor giống như tên lửa AIM-120 AMRAAM tầm trung trang bị trên F-16 của không quân nước này, nhưng có phạm vi rộng hơn nhờ trang bị động cơ phản lực tĩnh siêu âm. Nó sẽ mang lại lợi thế đáng kể cho máy bay Hy Lạp trong những va chạm tiềm năng.

leftcenterrightdel
Tiêm kích đa năng Rafale bắn thử tên lửa Meteor. Ảnh: Theweek. 

Mặt khác, radar AESA mạnh mẽ trên Rafale Hy Lạp sẽ phát hiện mục tiêu trước khi F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ kịp làm điều đó, và khóa mục tiêu nhờ vào phạm vi của tên lửa Meteor.

Các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ lưu ý, với trang bị một loạt tên lửa lợi hại Scalp, Mica, Exocet, và Meteor, phi đội Rafale hùng hậu trong tương lai của Hy Lạp sẽ thống trị bầu trời Đông Địa Trung Hải.

Meteor được đánh giá là một trong những tên lửa không đối không tốt nhất trên thế giới, được tích hợp trên các máy bay chiến đấu hiện đại như Typhoon, Rafale và F-35. 

Meteor có hệ thống tìm kiếm radar chủ động tiên tiến, một hệ thống thông tin liên lạc liên kết dữ liệu hai chiều và một động cơ phản lực tĩnh siêu âm nhiên liệu rắn để tấn công các mục tiêu với độ chính xác cao. Nó cũng mang theo một đầu đạn nổ phân mảnh với tính sát thương tối ưu. Tên lửa này có khả năng sống sót cao và tạo ra "khu vực không thể trốn thoát" lớn nhất, khiến những máy bay đối phương cho dù nhanh nhẹn sẽ khó lòng sống sót.

Huy Anh/Pentapostagma