Vật thể rực sáng trên bầu trời New Zealand là vệ tinh tên lửa của Nga
Cập nhật lúc 08:36, Thứ sáu, 11/01/2019 (GMT+7)
Không quân Vũ trụ Nga xác nhận vật thể rực sáng xuất hiện trên bầu trời vào cuối tuần qua là một tinh phòng thủ tên lửa được phóng cách đây 12 năm.
Các đoạn video xuất hiện trên mangjv xã hội vào cuối tuần qua cho thấy một phân thể rực sáng tạo thành vệt qua bầu trời New Zealand. “Mưa sao băng trên bầu trời Gisborne,” một người sử dụng Twitter ở New Zealand viết trên tài khoản của mình.
Bộ Chỉ huy Không gian Bắc Mỹ Không quân Hoa Kỳ (NORAD) cho biết đây là vệ tinh Kosmos-2430 cảnh báo sớm tên lửa của Nga đã bay ra khỏi quỹ đạo hôm 5/1,
Trong một tuyên bố gửi đến Thông tấn TASS, Không quân Vũ trụ Nga xác nhận thông tin này tuy nhiên khẳng định vệ tinh này không còn tồn tại từ năm 2012.
|
|
Phòng điều khiển vệ tinh của quân đội Nga |
Quân đội Nga sử dụng vệ tinh Kosmos như một phần hệ thống Oka thời Xô viết để phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Chương trình được cải tiến vào đầu năm 2015 với hệ thống Tundra thế hệ mới và các trung tâm chỉ huy nâng cấp như một phần “hệ thống không gian thống nhất,” hoặc EKS.
Tundra không chỉ theo dõi quỹ đạo của các tên lửa mà còn hiển thị các đường bay có thể của nó đến mục tiêu. Như vậy vệ tinh này sẽ cho phép quét quỹ đạo không chỉ các loại tên lử đạn đạo mà còn các tên lửa chiên thuật và biết chúng được phóng từ đâu kể cả từ tàu ngầm.
Ngoài ra các chuyên gia quân sự Nga còn cho biết thêm Tundra có thể sẽ được trang bị các hệ thống điều khiển chiến đấu và trong trường hợp cần thiết nó sẽ truyền các tín hiệu cho mặt đất về việc thực hiện cuộc tấn công đáp trả.
Kosmos là một thiết kế đồng bộ để “che giấu” bản chất các vệ tinh phòng thủ không gian của Liên Xô trước đây và Nga ngày nay khỏi sự dòm ngó từ nước ngoài.
Phạm Trúc