Nghiên cứu được công bố vào thứ ba, 17/12 trên tạp chí Nature Communications. Theo đó, gần 6.000 năm trước, tại một vùng đầm lầy ven biển thuộc đảo Lolland ở miền nam Đan Mạch, một người phụ nữ với đôi mắt xanh và mái tóc sẫm màu và làn da nâu đã nhổ ra một miếng kẹo cao su trong miệng.

Gần 6.000 năm sau, các nhà khảo cổ từ Bảo tàng Lolland-Falster đã tìm thấy miếng kẹo, vốn được chế từ vỏ cây bạch dương bằng cách đun sôi, là thứ có chức năng như là kẹo cao su, được người Palaeolithic sử dụng vào khoảng 760.000 năm trước.

Các nhà khoa học nhận ra việc người ta nhai những miếng kẹo bởi những dấu răng. Họ cũng ngạc nhiên bởi miếng kẹo, vốn là vật chất hữu cơ, được “niêm phong” một cách hoàn hảo bên trong lớp bùn đầm lầy.

leftcenterrightdel

Mảnh kẹo bạch dương được tìm thấy từ Syltholm, miền nam Đan Mạch. Ảnh: CNN. 

Bằng cách trích xuất DNA từ miếng vỏ bạch dương, các nhà nghiên cứu biết rằng nó được nhai bởi người có giới tính nữ, người có đặc trưng di truyền của những người săn bắn hái lượm từ lục địa châu Âu. Giải mã các gen, thậm chí còn xác định cô gái nhai miếng kẹo có đôi mắt xanh, nước da ngăm và mái tóc đen.

DNA thực vật và động vật lưu giữ trong miếng kẹo cũng tiết lộ rằng, trước khi nhai kẹo, cô đã ăn hạt phỉ và vịt trời.

Miếng kẹo như một “viên nang” thời gian, bảo quản và lưu trữ thông tin về hệ vi sinh vật (microbiome) trong miệng của cô gái. Các nhà nghiên cứu đã có thể phát hiện dấu vết mầm bệnh từ dữ liệu DNA, bao gồm cả virus Epstein-Barr và dấu tích của bệnh viêm phổi.

Họ cũng đưa ra giả thuyết rằng cây bạch dương được nhai để giúp giảm đau do đau răng; hoạt động như một bàn chải đánh răng; ngăn chặn cơn đói; hoặc, giống như chúng ta sử dụng kẹo cao su hiện đại, chỉ đơn giản là để có thứ gì đó để nhai. Birch pitch cũng chứa betulin, hoạt động như một chất khử trùng.

leftcenterrightdel
Ảnh phục dựng cô gái trẻ sống cách đây 5.700 năm, người đã nhai miếng kẹo. Ảnh: CNN. 

"Thật đáng kinh ngạc khi có được một bộ gen người cổ đại hoàn chỉnh; hơn thế còn lưu giữ vi khuẩn và một số mầm bệnh quan trọng của con người, khiến cho đây là nguồn DNA cổ xưa rất có giá trị, đặc biệt là trong thời điểm mà chúng ta không tìm thấy hài cốt của con người”.- Hannes Schroeder, chuyên gia di truyền học và là Phó giáo sư từ Viện Địa cầu tại Đại học Copenhagen nói.

Theis Jensen- tác giả nghiên cứu và nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện Địa cầu của Đại học Copenhagen, người đã khai quật tại địa điểm, tiết lộ: "Đây là địa điểm thời kì đồ đá lớn nhất ở Đan Mạch; và, các phát hiện khảo cổ cho thấy rằng những người chiếm giữ khu vực này đang khai thác rất nhiều tài nguyên hoang dã vào thời kì đồ đá mới, đó là thời kì mà người ta trồng cây nông nghiệp và động vật được thuần hóa lần đầu tiên được đưa vào miền nam Scandinavia."

Các nhà nghiên cứu đánh giá cao phát hiện, bởi việc tìm thấy miếng kẹo giúp tái hiện một người sống cây đây gần 6.000 năm, điều rất đáng chú ý vì không có xác người nào được tìm thấy ở đó. Và nhiều khám phá tại các địa điểm khác trong tương lai cũng có thể làm điều tương tự, đưa con người cổ đại trở lại cuộc sống khi không còn dấu tích nào sót lại trong cuộc sống của họ.

PV- Tổng hợp từ CNN, wired.