Ít nhất 79 thi thể người di cư đã được tìm thấy và 104 người khác được cứu vớt sau khi thuyền của họ bị chìm ở Địa Trung Hải, ngoài khơi bờ biển Pylos, Hy Lạp vào rạng sáng ngày 14/6, Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp cho biết, lưu ý, số nạn nhân thiệt mạng sẽ tiếp tục tăng bởi có đến hàng trăm người được nhồi nhét trên tàu.

Không rõ có bao nhiêu người trên thuyền vào thời điểm xảy ra tại nạn.

leftcenterrightdel
 Bức ảnh do Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp công bố chụp chiếc thuyền vào ngày 13/6 trước khi nó bị chìm vào rạng sáng hôm sau. Ảnh: N/A/ GCG.

Những người sống sót nói, có tới 750 người trên thuyền; trong khi Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) trước đó cho rằng, có tối đa 400 người trên thuyền.

Truyền thông Hy Lạp trích dẫn thông tin ban đầu từ các nhà chức trách, cho biết, chiếc thuyền đã xuất phát từ Tobruk, Libya.

Đường dây nóng dành cho người di cư Alarm Phone nói, họ nhận được cuộc gọi cầu cứu lần đầu từ chiếc thuyền vào chiều 13/6.

leftcenterrightdel
 Những người di cư được cứu vớt sau khi thuyền của họ gặn nạn. Ảnh: Stelios Misinas/Reuters.

Lần cuối cùng Alarm Phone có thể liên lạc với con thuyền lúc gần 1h sáng 14/6, trong một cuộc gọi bị ngắt đột ngột.

Hôm 14/6, Tổng thống Hy Lạp Katernina Sakellaropoulou đã đến thăm những người sống sót, bày tỏ sốc về vụ tai nạn.

Hy Lạp là cửa ngõ vào châu Âu và là tâm điểm của cuộc khủng hoảng di cư châu lục, điểm trung chuyển cho những người di cư và tị nạn đến từ Trung Đông, châu Á và châu Phi.

leftcenterrightdel
 Bốn người sống sót sau khi thuyền chìm đã phải nhập viện với các triệu chứng hạ thân nhiệt. Ảnh: Bougiotis Evangelos/EPA-EFE.

Làn sóng người di cư đến các bờ biển châu Âu bằng đường biển đã tăng vọt trong năm nay do các cuộc xung đột và khủng hoảng khí hậu,...

Ba tháng đầu năm nay, hơn 36.000 người đã đến khu vực Địa Trung Hải của châu Âu, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu từ Cao uỷ Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR).

Năm ngoái, gần 3.800 người đã chết trên các tuyến đường di cư trong và từ Trung Đông và Bắc Phi, con số cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2017, theo dữ liệu được IOM công bố hôm 13/6.

Văn Phong/CNN, Aljazeera