Tên lửa chống tăng vác vai Javelin

Sau khi các lực lượng Nga khởi động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại miền Đông Ukraine, người ta tin rằng, chỉ trong vài ngày sau đó, xe tăng Nga sẽ tràn vào thủ đô Kyiv và người Ukraine cần thứ gì đó để đối phó. Và, tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường vác vai Javelin đã tỏ ra hiệu quả.

Hiệu quả của nó, một phần ở tính năng dễ sử dụng. Theo Lockheed Martin, đồng phát triển tên lửa với Raytheon, để khai hỏa, xạ thủ chỉ cần chọn mục tiêu, tên lửa sẽ tự khoá mục tiêu trước khi phóng và lưu dữ liệu vào bộ nhớ ngay bên trong tên lửa.

Sau khi phóng, tên lửa sẽ tự động dẫn đường đến mục tiêu theo cơ chế bắn và quên mà không cần sự điều khiển của xạ thủ.

leftcenterrightdel
 Tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường vác vai Javelin khai hỏa. Nguồn: Lockheed Martin

Bởi vậy sau khi bắn, xạ thủ có thể chạy đi tìm chỗ ẩn nấp trong khi tên lửa tìm mục tiêu để tấn công.

Theo Lockheed Martin, ngoài đường bay thẳng trực diện, Javelin cũng có khả năng thực hiện đường bay đột nóc từ trên xuống nhằm vào phần nóc là điểm yếu của các phương tiện bọc thép, nơi phần giáp thường khá mỏng.

Một lợi thế, Javelin có chi phí khá thấp, nguồn cung lại dồi dào và việc sử dụng mang tính phòng thủ khiến các quốc gia cung cấp dễ chấp nhận hơn về mặt chính trị

Hệ thống Pháo phản lực cơ động cao M142 (HIMARS)

Theo quân đội Mỹ, Hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 (HIMARS) là một hệ thống vũ khí tấn công chính xác, đã được kiểm chứng trong chiến đấu, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, khả năng cơ động cao và phản ứng nhanh.

HIMARS cũng có thể sử dụng chung các loại đạn và bệ phóng của Hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt (GMLRS), có tầm bắn 70-80 km. 

Hệ thống dẫn đường GPS giúp chúng có khả năng tấn công cực kỳ chính xác, sai số chỉ trong phạm vi 10 m.

leftcenterrightdel
 Hệ thống Pháo phản lực cơ động cao M142 (HIMARS). Nguồn: U.S. Army.

Yagil Henkin, giáo sư, chuyên gia quân sự Israel cho rằng, việc Ukraine sử dụng HIMARS đã buộc các lực lượng Nga phải di chuyển các kho đạn dược ra xa hơn, từ đó làm giảm hỏa lực sẵn có của pháo binh Nga gần tiền tuyến và khiến việc hỗ trợ hậu cần trở nên khó khăn hơn.

Việc sử dụng HIMARS để tấn công các mục tiêu hạ tầng như cầu đường cũng đã làm gián đoạn hoạt động tiếp tế của Nga.

Máy bay không người lái Bayraktar TB2

Máy bay không người lái (UAV) Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo là một trong nhưng UAV nổi tiếng toàn cầu. Bayraktar TB2 được sử dụng trên nhiều chiến trường trên khắp thế giới và đã chứng tỏ sự lợi hại.

Bayraktar TB2 cũng là một trong những máy bay không người lái vũ trang đã được sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine.

Với giá thành tương đối rẻ, được chế tạo bằng các bộ phận có sẵn, Bayraktar TB2 tạo ra những đòn tấn công chính xác và ghi lại thành quả của nó trên video.

leftcenterrightdel
 Máy bay không người lái vũ trang Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: uasvision.com

Những đoạn video cho thấy nó hạ gục thiết giáp, pháo binh và đường tiếp tế của Nga bằng tên lửa dẫn đường bằng laser và bom thông minh.

“Các video lan truyền về TB2 là một ví dụ hoàn hảo về chiến tranh hiện đại trong thời đại TikTok.”, Aaron Stein, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại, viết trên trang web của Hội đồng Đại Tây Dương.

Ông Stein đánh giá, Bayraktar TB2 không phải là một vũ khí ma thuật, nhưng nó đủ hiệu quả, mặc dù vẫn có điểm yếu là thiếu tốc độ và dễ bị phòng không bắn hạ. 

Không chỉ có chí phí thấp, bao gồm chi phí trang bị tên lửa và bom thông minh, ông Stein cho biết, Bayraktar TB2 có thể thay thế máy bay chiến đấu để tiếp cận và tấn công trong khu vực chiến trường rủi ro cao, giúp giảm thương vong cho Ukraine, nhưng đủ gây những thiệt hại lớn cho lực lượng Nga.

Văn Phong (theo CNN)