Hôm 9/7, những người biểu tình Sri Lanka đã tràn vào tư dinh của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa ở thủ đô Colombo, nơi tập trung đám đông được mô tả lên đến cả trăm ngàn người, gây áp lực kêu gọi nhà lãnh đạo Rajapaksa từ chức.
Các video được truyền thông và mạng xã hội phát trực tuyến từ hiện trường cho thấy, đám đông người đã phá rào chắn trước dinh thự của Tổng thống được an ninh dựng lên trước đó, trèo qua hàng rào và kiểm soát địa điểm này.
Các nhà hoạt động chính trị ở Sri Lanka trước đó đã kêu gọi một cuộc tuần hành ở thủ đô Colombo.
|
|
Đám đông tập trung tại thủ đô Colombo, Sri Lanka ngày 9/8. Ảnh: Akila Jayawardana/Nurp/Getty. |
Quốc gia Nam Á 22 triệu dân đang phải hứng chịu cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành được độc lập vào năm 1948.
Đại dịch coronavirus đã tấn công lĩnh vực du lịch, nguồn thu ngoại tệ chính khiến Sri Lanka không có khả năng mua đủ nhiên liệu cho nhu cầu trong nước.
Hệ quả là tình trạng thiếu lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men và nhiên liệu kéo theo việc giảm tần suất các phương tiện giao thông, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao.
|
|
Cảnh sát sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông. Ảnh: Reuters / Dinuka Liyanawatte. |
Nhiều vùng ở Sri Lanka đang phải đối mặt với tình trạng mất điện liên miên.
Trong khi nợ nước ngoài của quốc đảo có nền kinh tế nhỏ bé ước tính lên tới 51 tỉ USD.
Hàng chục nghìn người đã xuống đường trong những tháng gần đây, kêu gọi các nhà lãnh đạo đất nước từ chức vì cáo buộc quản lý kinh tế yếu kém.
|
|
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát. Ảnh: Reuters / Dinuka Liyanawatte. |
Tại một số thành phố lớn, bao gồm cả Colombo, người dân buộc phải xếp hàng hàng giờ để mua nhiên liệu.
Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cho biết, nước này đã đàm phán với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên ông Wickremesinghe cho biết, các cuộc đàm phán với IMF là khó khăn bởi nước này đang ở thế của một quốc gia vỡ nợ chứ không phải là một quốc gia đang phát triển.