Cuộc diễu binh ở Saint Petersburg bằt đầu bằng 1 phút mặc niệm các liệt sĩ-anh hùng hy sinh trong cuộc bao vây, bầu trời phủ đầy tuyết trắng và nhiệt độ chỉ khoảng -18 độ C.

Thượng tướng Aleksander Zhuravlev, Chỉ huy Quân khu miền Tây cho biết toàn thể nhân dân Nga “kính cẩn nghiêng mình làm lễ tri ân những người con quê hương không còn trở về từ chiến trường và các thương bệnh binh.”

“Quân đội Nga sẽ mãi luôn giữ mãi ký ức về thế hệ cha ông,” ông Alexander cho biết thêm.

Vào buổi sáng cùng ngày, xe tăng và các hệ thống tên lửa phòng không rầm rập lăn qua trung tâm thành phố Saint Petersburg, trước kia là Leningrad, bất chấp trời mưa tuyết lạnh giá, quần chúng nhân dân vẫn tập trung đông đủ để tổ chức lễ kỷ niệm.

leftcenterrightdel
Pháo binh Nga khai hỏa tượng niệm các liệt sĩ ngã xuống ở Leningrad. Ảnh: TASS 

Lần đầu tiên trong cuộc diễu binh ở thành phố lớn thứ 2 của nước Nga có sự góp mặt các loại vũ khí thời kỳ chiến tranh và hiện đại, bao gồm xe tăng T-34 và nhiều hệ thống tên lửa/pháo phản lực, lăn bánh xích sắt qua Bảo tàng Hermitage để đánh dấu sự kết thúc cuộc vây hãm Leningrad.

Tổng thống Vladimir Putin, một người con quê hương Saint Petersburg, đã bỏ qua màn trình diễn hỏa lực trên Quảng trường Cung điện phủ đầy tuyết, nhanh chóng đến viếng Đài tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ Piskharyoskoye và đặt hoa thành tâm kính viếng những chiến sĩ có công bảo vệ Tổ quốc.

Putin cho biết Phát xít Đức cố tình bỏ đói “một thành phố bất khả xâm phạm” đến chết và khiến cho người dân Leningrad phải chịu đau khổ tột cùng” sẽ không bao giờ được tha thứ.

“Theo kế hoạch của kẻ thù, Leningrad sẽ bị xóa sổ khỏi Trái Đất. Đây chính là một hành động tội ác chống lại nhân loại,” Putin xúc động phát biểu tại buổi lễ hòa nhạc tưởng niệm các anh hùng-liệt sĩ trong ngày.

Ôm chặt trong lòng bó hoa hồng đỏ thắm, Tổng thống Putin đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Piskharyoskoye, một số người dân địa phương cũng đến viếng thân quyến và chúc sức khỏe lãnh đạo nhà nước.

Putin, năm nay 66 tuổi, được sinh ra ở Leningrad sau chiến tranh. Nhưng anh trai của ông đã chết trong cuộc vây hãm tàn ác và được chôn trong một ngôi mộ tập thể ở Piskaryovskoye.

Mẹ nhà lãnh đạo Nga cũng suýt chết đói trong cuộc bao vây, còn người cha anh dũng chiến đấu với quân thù và bị thương gần Leningrad.

Hơn 2.500 quân nhân trong quân phục hiện đại và thời kỳ chiến tranh, đeo giầy xô đã tham gia lễ diễu binh quy mô rất lớn.

Thành phố có khoảng 3 triệu người bị quân phát xít Đức bao vây trong 872 ngày từ năm 1941 đến 1944.

Nguồn cung thực phẩm cho thành phố bị cắt, khẩu phần bánh mỳ giảm xuống còn 250 gram cho công nhân lao động tay chân và 125 gram cho những người dân khác.

leftcenterrightdel
Ông Putin xúc động đặt hoa hồng viếng nghĩa trang Piskharyoskoye. Ảnh: AFP

Hơn 800.000 người chết vì đói, bệnh tật hoặc trúng đạn pháo của kẻ thù. Nhiều nhà sử học tin rằng con số thực tế thậm chí còn cao hơn.

Người phát ngôn Điện Kremlin Peskov bình luận ngày kỷ niệm đặc biệt quan trọng đối với “toàn thể nhân dân Nga và cá nhân Tổng thống Putin nói riêng.”

“Chúng ta khóc thương những người đã ngã xuống bảo vệ thành phố và phá vòng vây. Chung ta tưởng niệm những người đã làm việc trong thành phố bị bao vây. Chúng ta cúi đầu kính chào các cụ cựu chiến binh. Hành động anh hùng của bậc tiền bố sẽ mãi lưu truyền trong tim của thế hệ con cháu,” Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev viết trên Twitter.

Trong khi đóm Điện Kremlin thông báo ông Putin đã ký một sắc lệnh phân bố 150 triệu ruble để xây dựng một bảo tàng mới tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Và Bộ Ngoại giao Đức thông báo khởi động 2 dự án ở Saint Petersburg để tưởng niệm cuộc bao vây Leningrad.

leftcenterrightdel
Những người lính Nga xúc động ôm nhau sau khi phá vòng vây Leningard. Ảnh: RT 

Thông báo cho biết Chính phủ Đức cung cấp tổng cộng 12 triệu Euro cho các dự án để hiện đại hóa một bệnh viện chăm sóc sức khỏe cho các cựu chiến binh và thành lập một trung tâm ngoại giao nhân dân Nga-Đức.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định trong khi sáng kiến nêu trên là quan trọng, song nó không đồng nghĩa với việc khắp lại yêu cầu Chính phủ Đức phải bồi thường cho từng nạn nhân hiện đang còn sống sau thời kỳ lịch sử bi thương.

Phạm Trúc