Tại sao là Venezuela ?

Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết Washington sẽ ủng hộ lãnh đạo đối lập Juan Guaido khi ông này thành lập chính phủ chuyển tiếp và chuẩn bị tổng tuyển cử trên toàn quốc. “Chúng tôi kêu gọi Maduro bước sang một bên để ủng hộ một nhà lãnh đạo hợp pháp phản ứng ý nguyện của nhân dân Venezuela,” ông Pompeo phát biểu.

Trong thực tế, động lực của Washington là theo Tổ chức các quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Venezuela có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trên Trái Đất, hơn cả Saudi Arabia và chiếm gần ¼ tổng sản lượng của OPEC.

leftcenterrightdel
Trữ lượng dầu mỏ của Venezuela và các quốc gia OPEC. Đồ họa: OPEC 

Mỹ không nhất thiết cần dầu ở Venezuela xét về điều kiện năng lượng, nhưng về điều kiện duy trì trật tự quốc tế đơn cực do Washington dẫn đầu, Mỹ cần phải kiểm soát và làm tê liệt các quốc gia có trữ lượng lớn năng lượng hóa thạch, ngăn chặn sự xuất hiện của một quốc gia đi theo xu thế đa cực đang phát triển rộng khắp, dẫn đầu là Nga đang tái hiện sức mạnh toàn cầu.

Một đất nước Venezuela được quản lý bởi trật tự chính trị ổn định sẽ tạo ra trữ lượng dầu mỏ khổng lồ, và dành riêng một giải pháp thay thế đa cực cho trật tự quốc tế hiện tại của Washington, cho nên Hoa Kỳ đã đầu tư vào việc gây bất ổn và lật đổ Tổng thống đầu tiên Hugo Chavez bằng cuộc đảo chính vào năm 2002-và bây giờ Nicolas Maduro.

Mỹ can thiệp vào Venezuela

Ngay cả truyền thông phương Tây cũng thừa nhận rằng Hoa Kỳ từ lâu can thiệp vào công việc nội bộ của Venezuela bằng cách tài trợ cho phe đối lập.

Hoa Kỳ đã có lịch sử lâu đời can thiệp vào các chính quyền được “bầu cử dân chủ” ở Mỹ Latin và ở Venezuela, tìm cách làm suy yếu chính quyền của Maduro và Hugo Chevez.

Một số nỗ lực được hình thành trong hình thái quỹ tài trợ dành cho phe đối lập thông qua các tổ chức như Tổ chức Dân chủ Quốc gia, trong khi một số nhóm khác tham gia hoạt động tuyên truyền đơn giản. Mark Weisbrot, đồng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách Washington cho biết trong 20 năm qua, Chính sách của Hoa Kỳ là tìm cách thay đổi chế độ hiện nay ở Caracas. Việc ông Trump thừa nhận Guiado là nỗ lực rõ ràng nhất để làm suy yếu Chính phủ của Nicolas Maduro.

leftcenterrightdel
Lãnh đạo đối lập Juan Guaido tự xưng "Tổng thống lâm thời" Venezuela. Ảnh: AP 

Từng có thời điểm, Hoa Kỳ thay đổi nỗ lực, Mặt trận Sumate do Qũy quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (NED) tài trợ kinh phí hoạt động, thậm chí tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý chống lại Hugo Chavez-nhưng cựu tổng thống Venezuela đã chiến thắng.

Trong khi bản chất của Chính quyền Hoa Kỳ là can thiệp sâu rộng vào Venezuela, vẫn tiếp tục bí mật tài trợ cho Sumate tổ chức các cuộc “trưng cầu dân ý” bằng tiền và chỉ thị trực tiếp từ Washington.

NED và các tổ chức khách hoạt động song song, bao gồm Qũy Xã hội Rộng mở của Goerge Soros từng bị kết án phạm tội tài chính, tìm cách áp đảo hoàn toàn các tổ chức, cơ quan chính phủ, lập pháp và hành pháp của Venezuela, thay vào đó bằng hệ thống quản lý do Mỹ bảo trợ.

Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ không chỉ giới hạn trong nỗ lực rộng lớn để xây dựng phe đối lập mà còn tạo nên thế hệ lãnh đạo đối lập cao cấp.

Một tài liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có tiêu đề “Tình trạng Capriles và Sumate” bị rò rỉ vào năm 2004, cho thấy tài trợ của NED đang diễn ra, và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được yêu cầu cung cấp viện trợ cho Mặt trận Sumate, nó cũng phản ánh sự ủng hộ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho lãnh đạo phe đối lập Henrique Capriles Radonski.

leftcenterrightdel
Danh sách các  tổ chức Hoa Kỳ "viện trợ dân chủ" cho Venezuela. Ảnh: NED 

Capriles cùng với Leopoldo Lopez đang làm cố vấn cho lãnh đạo phe đối lập hiện nay, Juan Guaido hiện đang được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đề nghị viện trợ khoảng 20 triệu USD.

Nỗ lực của Hoa Kỳ làm tê liệt kinh tế Venezuela

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cam kết rằng Chính quyền Donald Trump sẽ rót 20 triệu USD để “viện trợ nhân đạo” cho Venezuela, vì kinh tế sụp đổ, siêu lạm phát cùng với tình trạng thiếu thốn lương thực và thuốc men gây ra làn sóng di cư của hàng triệu người dân.

Bản chất nghịch lý của sự ủng hộ có ý định này là Hoa Kỳ cố tình gây ra sự sụp đổ kinh tế, siêu lạm phát, thiếu thốn thực phẩm và thuốc men ngay từ dầu, đặc biệt làm suy yếu/bất ổn cho chính phủ của Hugo Chavez và bây giờ Nicolas Maduro.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ thực hiện các lệnh trừng phạt, đặc biệt nhắm vào Ngân hàng Nhà nước Venezuela (PDF) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Venezuela (PdVSA) để ngăn dòng chảy tài chính và chuyển nhượng, trong khi Chính quyền Donald Trump và các quốc gia thành viên OPEC đồng minh của Washingon tiếp tục giảm giá dầu-không chỉ với mục đích làm tế liệt nền kinh tế Venezuela chủ yếu dựa vào dầu mỏ mà còn cả những đối thủ khác là Nga và Iran.

Phạm Trúc