Nga đang phát triển một đầu đạn điện từ có khả năng bắn trúng mục tiêu trong bán kính 400 km, theo tờ Avia.pro.

Ấn phẩm dẫn lời các chuyên gia quân sự, cho biết, một xung điện từ định hướng có vùng phá hủy khá hạn chế; tuy nhiên, nhờ sử dụng đầu đạn, vụ nổ tạo ra bức xạ điện từ (EMP) cực mạnh khiến các căn cứ quân sự, sở chỉ huy và liên lạc của đối phương có thể bị "tắt" ở khoảng cách lên tới 400 km. 

Theo một số báo cáo, quá trình phát triển vũ khí EM đang được Nga tiến hành và các đầu đạn điện từ có thể được sử dụng trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

leftcenterrightdel
Nga chuẩn bị cho Mỹ một ICBM "khó chịu" với tầm bắn lên tới 400 km. Ảnh: Avia. 

“Việc phát nổ một đầu đạn có khả năng tạo ra EMP đa hướng mạnh mẽ cho phép phá hủy toàn bộ căn cứ không quân, làm gián đoạn hoạt động của vệ tinh, ngắt liên lạc, vô hiệu hóa hệ thống phòng không và tên lửa của đối phương, v.v. Một cuộc tấn công với vũ khí như vậy có thể được coi là chuẩn bị hoặc phòng ngừa, và chỉ cần một vài cuộc tấn công trên cùng một lãnh thổ của Hoa Kỳ có thể hoàn toàn bình định Không quân, Hải quân và hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa, và điều này hoàn toàn không gây tổn thất về nhân lực. 

Đáng chú ý là nếu một đầu đạn như vậy được kích nổ ở độ cao vài chục km thì lực lượng phòng không của Mỹ sẽ không đủ khả năng - độ cao đánh chặn mục tiêu tối đa chỉ là 30 km; và ở độ cao này, bán kính đánh chặn của EMP lên tới 400 km.”, Avia.pro dẫn phát biểu của một chuyên gia quân sự.

Các chuyên gia lưu ý, việc phát nổ một đầu đạn như vậy sẽ khiến hàng chục tên lửa liên lục địa choáng váng. Và, vũ khí xung điện từ trong tương lai có thể được sử dụng như một "chiếc ô hạt nhân".

Huy Anh