Các loại xe bóc thép rỉ sét của Xô viết trước đây trải qua nhiều lần nâng cấp để hồi sinh thành cỗ máy chiến tranh mạnh mẽ. Quan trọng nhất, cải tiến bao gồm việc lắp đặt pháo 57mm mới, thay cho pháo 30mm Xô viết đã lỗi thời.

Theo Tổng biên tập Tạp chí Vũ khí Bảo vệ Tổ quốc, Viktor Murahosky, việc nâng cấp là cần thiết vì đã trì hoãn quá lâu.

“Biện pháp này năng khả năng của vũ khí, vì pháo 30mm của Xô viết không thích hợp cho việc chống lại giáp động năng xe tăng hiện đại và do đó khiến các cỗ máy thiết xa hạng nhẹ trở nên vô dụng trên chiến trường,” ông cho biết.

leftcenterrightdel
Xe bọc thép chiến đấu BMP T-15 của Xô viết được Nga hồi sinh bằng pháo mới 

Các biến thể pháo

Có hai biến thể pháo mới.

Pháo đầu tiên có biệt danh Kinzhal (Lưỡi lê) trên xe bọc thép hạng nhẹ BMP T-15 được công bố vào tháng 6 tại Triển lãm Quân khí 2019 ở ngoại ô Moscow.

Đây là một khẩu pháo 57mm tự động có thể bắn 80 phát đạn/phút. Mỗi qua đạn bay với tốc độ khoảng 1,5 km/giây tương đương 5.400 km/giờ và có thể xuyên thủng tấm giáp hiện đại dày 12 cm. Hệ thống pháo được tăng cường hỏa lực bằng pháo 7,62 mm có thể giúp loại bỏ bộ binh địch và phần tử khủng bố, kèm theo hai súng phóng lựu đạn khói.

Hệ thống pháo này có thể tìm kẻ thù và tự động đánh dấu mục tiêu trên chiến trường. Sau khi khóa mục tiêu, toàn bộ thông tin chuyển đến kíp chiến đấu bên trong buồng lái bọc thép để nhấn nút khai hỏa vũ khí và tiêu diệt khủng bố.

Kinzhal được thiết kế dùng chống lại mục tiêu trên mặt đất, ngoài ra còn có một biến thể pháo khác có tên gọi Baikal bắn hạ mục tiêu trên không.

Hệ thống pháo thứ 2 có biệt danh Baikal, chức năng chính của nó là yểm trợ tiêu diệt mục tiêu mặt đất và chống lại các vụ tấn công từ trên không.

Baikal bắn đạn 57mm với hiệu suất 120 phát đạn/phút. Mỗi quả đạn pháo bay với tốc độ 1 km/giây, tương đương khoảng 3.600 km/giờ. Tầm xa hỏa lực của hệ thống lên đến 12 km và có thể loại bỏ mục tiêu trên không đang sà xuống tầm thấp.

Pháo có thể tiêu diệt các mục tiêu: máy bay không người lái, xe chiến đấu bộ binh và hệ thống phòng không được thiết kế để bảo vệ bầu trời khỏi máy bay chiến đấu/ném bom cỡ lớn.

“Loại pháo phòng không này từng được sử dụng rộng rãi trong Thế chiến II, khi đó không có tên lửa chống lại máy bay chiến đấu và ném bom của kẻ thù. Ngày nay, quân đội thế giới phải đối mặt với các loại vũ khí rẻ tiền nhưng hiệu quả, chẳng hạn máy bay không người lái gắn bom thì việc bắn hạ bằng tên lửa S-400 là rất đắt đỏ. Cgi bên, Bộ quốc phòng quyết định đây là thời điểm cần đến vũ khí cũ mà hiệu quả trong thời đại mới,” ông Murahovsky nhấn mạnh.

Theo chuyên gia này, cả hai hệ thống pháo sẽ phân phát cho Quân đội Nga trong 2-3 năm.

Trúc Phạm