Máy bay chiến đấu Su-30SM

Không quân Belarus hiện có một phi đội tinh nhuệ sử dụng máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ 4+ Su-30SM, với 12 chiếc được đặt hàng từ Nga.

Các máy bay phản lực này tự hào với các công nghệ cảm biến và chiến tranh điện tử mới nhất của Nga. Không giống như các nền tảng Su-35 và Su-34, Su-30SM không được thiết kế chuyên dụng cho vai trò chiếm ưu thế trên không hoặc tấn công, nhưng nó đủ khả năng thực hiện tốt cả hai vai trò này. 

leftcenterrightdel
Máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ 4+ Su-30SM. Ảnh: Vadim Savistsky.

Các khả năng của Su-30SM, từ hiệu suất bay đến kích thước và độ tinh vi của radar, mang lại cho nó lợi thế tự tin so với F-16 và F-18, vốn là lực lượng chủ lực của các đơn vị máy bay chiến đấu của NATO, và cho phép nó đối đầu với các thiết kế cao cấp hơn như F-15s ở mức tương đương. 

Su-30SM được đánh giá cao nhờ sức bền cao và khả năng triển khai nhiều loại tên lửa phòng không để tấn công trên bộ, bao gồm tên lửa Kh-31 cực nhanh, được thiết kế để áp chế hệ thống phòng không của đối phương và thực hiện các cuộc tấn công chính xác sâu phía sau phòng tuyến của đối phương.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400

Belarus là khách hàng hàng đầu của hệ thống phòng không S-400 của Nga và là một trong những quốc gia đầu tiên triển khai hệ thống này. 

Hệ thống tên lửa này được thiết kế để vô hiệu hóa các máy bay chiến đấu F-35, F-15 hoặc F-16, thậm chí cả với máy bay tàng hình tiên tiến như F-22 Raptor của Mỹ. 

leftcenterrightdel
Hệ thống tên lửa phòng không S-400. Ảnh: Nationalinterest. 

S-400 tích hợp các công nghệ đối phó tác chiến điện tử và cảm biến tiên tiến nhất của Nga, có thể theo dõi cùng lúc tới 80 mục tiêu bay, cung cấp hỏa lực mạnh hơn một phi đội máy bay chiến đấu. 

Tính di động cao của hệ thống và thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu ngắn là chìa khóa cho khả năng sống sót của hệ thống. S-400 còn được hỗ trợ bởi các hệ thống phòng không tầm xa S-300PS, Tor-M2E và Buk-MB3K.  

Tên lửa đạn đạo chiến thuật OTR-21 Tochka

Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn OTR-21 Tochka “Dấu chấm hết” là vũ khí có khả năng tác chiến cao trong kho vũ khí của Belarus, được thừa hưởng từ Liên Xô, có tầm bắn ước tính khoảng 190km và đầu đạn nặng khoảng 490kg. 

Tên lửa Tochka được triển khai từ các bệ phóng tự hành di động, khiến chúng khó theo dõi và vô hiệu hóa, đồng thời cho phép chúng nhanh chóng di chuyển đến các vị trí tác chiến. 

leftcenterrightdel
Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn OTR-21 Tochka. Ảnh: Wikipedia.

Tên lửa có tốc độ siêu thanh trên Mach 5, kết hợp với khả năng cơ động, thời gian triển khai nhanh khiến chúng khó bị đánh chặn. Belarus cũng triển khai khoảng 60 tên lửa đạn đạo Scud-B. 

Mặc dù những khí tài này không phải là hệ thống tác chiến kỹ thuật trên không, nhưng tính hữu dụng của chúng trong việc vô hiệu hóa các mục tiêu mặt đất như sân bay, cơ sở hạ tầng quân sự của đối phương, khiến chúng trở thành những vũ khí có khả năng quyết định trong một cuộc không chiến.

MiG-29 với R-77

MiG-29 là trụ cột của phi đội máy bay chiến đấu Belarus. MiG-29 tự hào về hiệu suất bay với ít đối thủ trên thế giới và được hưởng lợi từ những nâng cấp đáng kể đối với hệ thống điện tử hàng không, hệ thống tác chiến điện tử và vũ khí. 

leftcenterrightdel
Máy bay chiến đấu MiG-29. Ảnh: Militarywatch. 

Một trong những nâng cấp đáng chú ý nhất đối với máy bay là sự tích hợp của tên lửa không đối không R-77, không chỉ mang lại tầm bắn xa hơn, mà còn dẫn đường bằng radar chủ động hoàn toàn và các biện pháp đối phó tác chiến điện tử ưu việt. 

Theo một số nguồn mở, một sản phẩm cải tiến của R-77 Adder đang được thực hiện, có tên mã là R-77M1, được trang bị động cơ đẩy giống máy bay phản lực, giúp mở rộng tầm bắn và khả năng linh hoạt, thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu ngoài tầm nhìn (BVR).

Trực thăng tấn công “Cá sấu” Mi-24P 

Belarus triển khai ước tính khoảng 12 máy bay trực thăng tấn công Mi-24 kế thừa từ Liên Xô, đây là loại máy bay được sử dụng rộng rãi nhất và là một trong những máy bay được thử nghiệm kĩ lưỡng nhất trên thế giới hiện nay. 

Dù đã tồn tại 50 năm nhưng vẫn là dòng trực thăng tấn công thành công nhất, được chứng minh là một trong những dòng trực thăng tấn công đáng tin cậy nhất và có hiệu quả chiến đấu cao. Máy bay trực thăng thuộc phiên bản pháo hạm Mi-24P, triển khai pháo tự động hai nòng 30mm gắn cố định cùng pháo tiêu chuẩn, tên lửa và rocket. 

leftcenterrightdel
Trực thăng tấn công Mi-24P của Không quân Belarus. Ảnh: Airliners.

Mi-24P đã được chứng minh là có khả năng sống sót cao trong các trận chiến cường độ cao tại các chiến trường từ Afghanistan đến Syria. Tốc độ cao, được bọc thép dày, khả năng hoạt động trong thời gian dài, Mi-24P rất thích hợp để hoạt động ở những vùng khí hậu khắc nghiệt. 

Máy bay chiến đấu Mi-24 của Belarus được cho là sẽ được triển khai cùng với lữ đoàn đặc nhiệm lớn của nước này với  biên chế khoảng 11.750 binh sĩ, lực lượng chuyên  tấn công đường không được triển khai bằng trực thăng vận tải cơ Mi-8. 

Mặc dù khí tài trang bị không phải loại hiện đại nhất, tuy nhiên đây vẫn là một lực lượng tinh nhuệ, có khả năng hoạt động sâu trong phòng tuyến đối phương và được coi là một trong những lực lượng có tiêu chuẩn đào tạo hàng đầu ở châu Âu.

Huy Anh/Militarywatch