Mỹ có thể sớm thông qua việc cung cấp tên lửa chiến thuật ATACMS cho quân đội Ukraine sau thời gian dài trì hoãn, do lo ngại leo thang xung đột với Nga, tờ Wall Street Journal đưa tin, dẫn nguồn từ các quan chức Mỹ và châu Âu.

Wall Street Journal lưu ý, vấn đề chuyển giao các tên lửa ATACMS, có tầm bắn khoảng 300 km, cho Kyiv hiện đang ở giai đoạn thỏa thuận ở cấp độ cao nhất.

“Kyiv đã nhận được tín hiệu tích cực trong những tuần gần đây rằng Mỹ đã đạt được thỏa thuận về ATACMS.”, một quan chức quốc phòng cấp cao của Ukraine tiết lộ.

Hồi giữa tháng 2, tờ Politico dẫn lời một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ, nói, sẽ không có thêm tên lửa chiến thuật ATACMS nào được chuyển đến Kyiv.

leftcenterrightdel
 Hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 HIMARS và tên lửa ATACMS. Nguồn: mil.in.ua / Mariusz Burcz.

Nguồn tin cho biết, một ctrong những lý do khiến Mỹ do dự gửi ATACMS là bởi muốn duy trì một lượng đạn nhất định trong kho.

“Với bất kỳ gói viện trợ quân sự nào, chúng tôi luôn tính đến sự sẵn sàng và nguồn dự trữ của chính mình khi cung cấp cho Ukraine những gì họ cần trên chiến trường.”, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ nói.

Trước tình huống này, Ukraine đang xem xét một trong những giải pháp để có được tên lửa là yêu cầu sự chấp thuận của Washington để mua ATACMS từ bên thứ ba, trong số các đồng minh với sự hỗ trợ tài chính từ phía Mỹ. Theo tờ báo, Hàn Quốc, Ba Lan, Romania, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Bahrain có ATACMS.

Ngoài ra, theo Politico, có một lý do khác khiến Mỹ chần chừ bởi lo ngại Kyiv có thể sử dụng tên lửa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, điều có thể dẫn đến leo thang xung đột.

leftcenterrightdel
 Tên lửa chiến thật MGM-140 ATACMS được phóng bởi M270. Nguồn: Army.mil

Nga từng nhiều lần phản đối tới các nước NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Ngoại trưởng Sergei Lavrov lưu ý, bất kỳ chuyến hàng nào chứa vũ khí cho Ukraine sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Nga.

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố các nước NATO đang “đùa với lửa” bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Tên lửa tác chiến- chiến thuật sử dụng nhiên liệu rắn ATACMS được phóng bởi hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) M270 MLRS và M142 HIMARS MLRS.

Vụ phóng thử đầu tiên của tên lửa ATACMS được thực hiện vào năm 1988 và chính thức đưa vào hoạt động năm 1991.

Theo chuyên gia quân sự Nga, các hệ thống phòng không (ADS) của nước này, bao gồm Tor-M2, Buk-M3, cũng như Pantsir-S1 có thể chống lại các tên lửa đạn đạo đất đối đất của Hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS.

Văn Phong/Sputnik