Theo truyền thông Đan Mạch, Mỹ vừa trao cho công ty Inuksuk ở Greenland, một hợp đồng trị giá gần 4 tỉ USD để mở rộng và duy trì hoạt động của căn cứ Thule trong 12 năm tới.

Căn cứ Thule vốn được xây dựng vào những năm 1950 trên bờ biển phía tây bắc không có người ở của đảo Greenland, lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch.

leftcenterrightdel
 Những chiếc F-89 của Phi đội Tiêm kích-Đánh chặn 74, Căn cứ Không quân Thule, Greenland, 1955. Ảnh: USAF.

Theo bài báo, băng tan do sự nóng lên toàn cầu đã khiến nền móng của các tòa nhà và đường băng cho máy bay, vốn xây dựng trên nền băng vĩnh cửu khi đó cứng như bê tông, đang tan chảy, khiến nhà cửa và đường băng bị nứt, sụp.

Quan trọng hơn, việc tái vũ trang tại căn cứ Thule là nhằm cạnh tranh với Nga và Trung Quốc để giành ảnh hưởng ở Bắc Cực, một khu vực nhanh chóng trở nên có tầm quan trọng chiến lược đối với các cường quốc khi băng tan.

leftcenterrightdel
 Khu nhà ở và doanh trại tại căn cứ Thule của Mỹ ở tây bắc Greenland. Ảnh: © Ida Marie Odgaard, Ritzau Scanpix.

“Với hợp đồng trị giá hàng tỉ đô la để khôi phục và vận hành căn cứ Thule là tín hiệu cho thấy Mỹ đang đặt cược vào căn cứ này và hợp tác chặt chẽ với Greenland, đồng thời quân đội Mỹ đã chuyển sự chú ý sang Bắc Cực sau nhiều thập kỷ ưu tiên cho các khu vực xung đột khác.”,  Steffen Kretz, phóng viên của Danmarks Radio tại Mỹ viết.

Theo nhà báo Kretz, với việc mở rộng các đường băng và cơ sở vật chất, Thule một lần nữa có thể trở thành căn cứ chiến lược quan trọng cho các phi đội máy bay ném bom và máy bay chiến đấu tầm xa của Mỹ, giống như trong Chiến tranh Lạnh.

leftcenterrightdel
 Căn cứ Thule ở Greenland chụp ngày 21/8/1995. Ảnh: © BJARKE ØRSTED, Scanpix.

Trong hai thập kỷ qua, Nga đã xây dựng năng lực quân sự dọc theo bờ biển dài của nước này về phía Bắc Băng Dương, tăng cường hiện diện ở Bắc Cực.

Moscow cũng đã chế tạo hàng loạt tàu phá băng khủng chạy bằng năng lượng hạt nhân, cũng như điều động nhiều tàu chiến và tàu ngầm hạt nhân hoạt động trong khu vực. 

leftcenterrightdel
 Tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Ural trong buổi lễ hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Baltic ở St. Petersburg, Nga ngày 25/5/2019. Ảnh: @globalissuesweb.

Nga đồng thời đã mở rộng việc tìm kiếm dầu khí trong khu vực và do đó đã đi đầu trong cuộc chạy đua giành quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên dưới lòng đất ở một khu vực trên thế giới mà cách đây vài năm còn chìm dưới lớp băng dày vĩnh cửu và không thể tiếp cận quanh năm.

leftcenterrightdel
 Các tàu ngầm đã xé lớp băng dày khoảng 1,5m, nổi lên tại Bắc Cực.  Ảnh: BQP Nga. 

Nhà báo Kretz cho rằng, trong cuộc đua hiện diện ở Bắc Cực, Washington bị bỏ xa so với Moscow. Về mặt quân sự, trong nhiều thập kỷ Mỹ đã tập trung vào việc đào tạo và trang bị cho các lực lượng khẩn cấp tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố. Khả năng quân sự của quốc gia này ở những vùng lạnh giá trên thế giới là rất hạn chế.

Bản thân NATO cũng ý thức sự “chậm chân” của mình ở Bắc Cực. Hồi tháng 8, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg công khai thừa nhận, Bắc Cực đã trở thành một điểm yếu của khối này trước Nga.

Văn Phong/Sputnik, DR