Những đánh giá từng được công bố về máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo Su-57 của Nga đều “nhấn” vào khả năng của nó như một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không để đối đầu với các máy bay đối phương khác như F-22 hoặc F-15 của Mỹ, nhưng chiếc máy bay này cũng có khả năng “bắn tỉa” rất đáng gờm; và, đó là một vai trò được chú trọng hơn so với các đối thủ Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc- chuyên gia quân sự Mỹ viết trên tạp chí Militarywatch.
Bài báo viết, ngoài khả năng thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo siêu thanh, bộ cảm biến mạnh mẽ của Su-57 cho phép nó hoạt động như một 'tay súng bắn tỉa trên không', tung ra các cuộc tấn công chính xác cao vào các mục tiêu quan trọng của đối phương.
|
|
Máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo Su-57 của Nga. Ảnh: Militarywatch. |
Khả năng 'bắn tỉa trên không' vốn nổi bật ở máy bay chiến đấu F-14D Tomcat của Hải quân Mỹ, loại máy bay có bộ cảm biến có khả năng nhất trong số các máy bay chiến đấu ở phương Tây trong hơn một thập kỷ sau khi được giới thiệu và có thể bắn tên lửa qua một cửa sổ cách vài dặm nhờ sức mạnh của radar của nó.
Vượt trội hơn F-14D, Su-57 mang một radar rất lớn và mạnh hơn đáng kể, cho phép nó lập bản đồ chiến trường một cách hiệu quả không chỉ trên không mà còn trên mặt đất.
Tên lửa chống bức xạ hạng nặng Kh-58UShE, dài 5m, tầm bắn trên 150km (sau khi được nâng cấp tầm bắn của tên lửa được nâng lên 250km), là một vũ khí lý tưởng cho vai trò 'bắn tỉa', có khả năng khóa và ghi nhớ nhiều mục tiêu. Loại tên lửa này còn được lắp đặt thêm một đầu đạn chùm để nâng cao khả năng phá hủy, chuyên dụng để tấn công các antena bãi rộng hoặc các loại radar phân tách với các xe chỉ huy. Tên lửa tập trung phát xạ radar, phá vỡ và làm mù hệ thống phòng không của đối phương.
|
|
Tên lửa chống bức xạ hạng nặng Kh-58UShE. Ảnh: Vitaly V.Kuzmin. |
Su-57 cũng có thể sử dụng R-37M, tên lửa không đối không nhanh nhẹn và có tầm bắn xa nhất, lý tưởng để vô hiệu hóa các mục tiêu như 'radar bay' E-2 Hawkeye và E-3 Sentry. Thiết kế nặng và độ bền cao của Su-57 mang lại cho nó lợi thế so với F-35, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm duy nhất của phương Tây được sản xuất hiện nay, nhỏ hơn đáng kể, mang ít vũ khí hơn và có tầm bay hạn chế hơn.
Tốc độ, trần bay cao hơn và khả năng tàng hình của Su-57 cho phép nó có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ của đối phương để thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu quan trọng nằm sâu phía sau phòng tuyến địch.