Hôm 5/12, Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết, số người thiệt mạng do thảm họa núi lửa Semeru, tỉnh Đông Java đã lên đến 13 người. 98 người khác bị thương đang được điều trị tại các bệnh viện, gồm 2 phụ nữ mang thai, chủ yếu bị bỏng do tro nóng.

Bảy người được cho vẫn còn mất tích.

leftcenterrightdel
Cư dân sơ tán sau khi núi lửa Semeru ở đông Java đột ngột phun trào. Ảnh: Antara Foto / Muhammad Sidkin Ali / Reuters. 
leftcenterrightdel
Nhà cửa bị bao phủ bởi tro núi lửa sau khi núi lửa Semeru phun trào ở Làng Sumber Wuluh, Lumajang, tỉnh Đông Java. Ảnh: Antara Foto / Muhammad Sidkin Ali / Reuters. 
leftcenterrightdel
Nhà cửa tại làng Sumberwuluh bị tro bụi núi lửa vùi lấp. Ảnh: Reuters / Willy Kurniawan. 

Lực lượng cứu hộ đã làm việc cả đêm 4/12 để giải cứu 10 người bị mắc kẹt tại một công trường khai thác cát.

Núi Semeru ở huyện Lumajang, tỉnh Đông Java đã bất ngờ phun trào vào chiều 4/12, giải phóng dung nham, khí nóng và đám mây tro bụi khổng lồ cao hơn 12km lên bầu trời.

leftcenterrightdel
Người dân cố cứu vật nuôi của mình khỏi sự tấn công của tro bụi núi lửa. Ảnh: Antara Foto / Zabur Karuru/ Reuters. 
leftcenterrightdel
Người dân rời bỏ nhà cửa sau khi núi lửa Semeru phun trào. Ảnh: Antara Foto / Zabur Karuru/ Reuters. 
leftcenterrightdel
Thi thể một nạn nhân do tro nóng núi lửa Semeru. Ảnh: Ammar / EPA-EFE. 

Người đứng đầu Trung tâm khảo sát địa chất, Eko Budi Lelono, cho biết, một đợt mưa dông liên tiếp nhiều ngày đã làm sập mái vòm dung nham trên đỉnh núi Semeru cao 3.676 m và kích hoạt vụ phun trào.

Hơn 900 người đã tháo chạy khỏi nơi ở đến các nơi trú ẩn tạm thời, người phát ngôn BNPB, Muhari cho biết. Tro bụi và dung nham trộn với nước mưa đã tạo thành lớp bùn dày bao phủ nhà cửa, đường sá và cây cối. Cây cầu chính nối Lumajang với huyện lân cận Malang, và một cây cầu nhỏ hơn đã bị phá hủy.

leftcenterrightdel
Người dân tiếp tục sơ tán do núi lửa Semeru vẫn có dấu hiệu hoạt động mạnh. Ảnh: Antara Foto / Hermawan / Reuters. 
leftcenterrightdel
Lực lượng cứu hộ Indonesia sơ tán cư dân sinh sống gần núi Semeru. Ảnh Trisnadi / AP. 
leftcenterrightdel
Lớp tro núi lửa dày chôn vùi cả chiếc ô tô. Ảnh: Zabur Karuru / Antara Foto/ Reuters. 

“Đột nhiên mọi thứ tối sầm lại, ngày biến thành đêm. Âm thanh ầm ầm và sức nóng buộc chúng tôi phải tháo chạy tìm nơi trú ẩn. Đây là một vụ phun trào dữ dội, mạnh hơn nhiều so với lần phun trào hồi tháng Giêng.", Fatmah, một cư dân địa phương nói.

Hoạt động núi lửa mới nhất trên đảo Java khiến ít nhất 11 ngôi làng của huyện Lumajang ngập trong tro bụi, nhấn chìm các ngôi nhà, giết chết gia súc.

leftcenterrightdel
Một nạn nhân bị thương được giải cứu. Ảnh AP. 
leftcenterrightdel
Những khu dân cư hoang tàn sau khi núi lửa Semeru phun trào. Ảnh: Umarul Faruq / Antara Foto /Reuters. 
leftcenterrightdel
Nhiều ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn. Ảnh: Juni Kriswanto / AFP. 

BNPB đã khuyến cáo người dân nên ở cách xa miệng núi lửa 5km.

Đây là lần phun trào thứ hai trong năm nay. Trước đó vào ngày 16/1, núi lửa Semeru cũng đã phun trào nhưng không gây thương vong.

Năm ngoái, một đợt phun trào ngắn của Semeru đã buộc khoảng 1.000 người phải sơ tán. Vào cuối năm 2018, một ngọn núi lửa ở eo biển giữa đảo Java và đảo Sumatra đã phun trào, gây ra trận lở đất dưới nước và sóng thần khiến hơn 400 người thiệt mạng.

leftcenterrightdel
Dung nham và khí nóng tàn phá làng mạc và cây cối. Ảnh: Juni Kriswanto / AFP. 
leftcenterrightdel
Lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực tìm kiếm những người mất tích. Ảnh: Juni Kriswanto / AFP. 
leftcenterrightdel
Làng Sumber Wuluh đã bị tro bụi núi lửa phủ lấp. Ảnh: Ammar / EPA. 

Indonesia nằm giữa "Vành đai lửa” Thái Bình Dương, một khu vực hoạt động địa chấn mạnh, nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo trên vỏ trái đất, thường xuyên xảy ra các trận động đất và núi lửa.

Văn Phong/Reuters, Alja, BNPB, thejakartapost