Núi Sinabung trên đảo Sumatra, Indonesia đã phun trào trở lại sau hơn một năm không hoạt động và là lần phun trào thứ 2 kể từ hôm thứ Bảy, 8/8.

Người dân và khách du lịch đã được cảnh báo về khả năng có thể xảy ra hiện tượng chảy dung nham và được yêu cầu di chuyển ra ngoài bán kính 3 km, tính từ miệng miệng núi lửa.

leftcenterrightdel
 Núi lửa Sinabung trên đảo Sumatra, Indonesia phun trào, tạo một đám mây bụi khổng lồ trên bầu trời. Ảnh: EAP.
leftcenterrightdel
 Núi lửa phun trào phát ra tiếng động sấm sét và tung một cột tro bụi lên không trung, biến bầu trời trở nên tối tăm. Dailymail.

Cảnh quay ấn tượng về vụ phun trào buổi sáng được người dân ghi lại cho thấy một đám mây tro dày khổng lồ bốc lên từ đỉnh núi cao 2.460 m, ở Karo, phía Bắc Sumatra.

Các nhà chức trách và nhân chứng cho biết, núi lửa phun trào phát ra tiếng động như sấm và khiến bầu trời tối sầm lại. 

Fachrur Rozi Pasi, một cư dân nói với Reuters qua điện thoại: “Âm thanh giống như tiếng sấm, kéo dài chưa đầy 30 giây”.

leftcenterrightdel
 Đây là lần phun trào thứ 2 của núi lửa Sinabung kể từ thứ Bảy, 8/8. Người dân đã được cảnh báo về khả năng phun trào dung nham. Ảnh: AP.
leftcenterrightdel
Núi lửa phun trào vào buổi sáng với đám mây tro dày khổng lồ bốc lên từ đỉnh núi ở Karo, Bắc Sumatra. Ảnh: AP.
leftcenterrightdel

Núi lửa Sinabung là một trong 120 ngọn núi lửa đang hoạt động ở Indonesia nằm trên 'Vành đai lửa' Thái Bình Dương - một vòng cung núi lửa và đường đứt gãy bao quanh Thái Bình Dương. Ảnh: AFP.

Cơ quan quản lý núi lửa khuyến cáo người dân nên giữ khoảng cách an toàn và đeo khẩu trang để giảm thiểu tác động của tro núi lửa rơi xuống.  

Chưa có báo cáo về bất kỳ trường hợp thương vong nào do núi lửa, trong khi phát ngôn viên của cơ quan hàng không dân dụng cho biết, các chuyến bay vẫn đang hoạt động trong khu vực.

leftcenterrightdel

Một lớp tro bụi dày đã bao phủ một số ngôi làng cách miệng núi lửa tới 20 km. Ảnh: Reuters. 

leftcenterrightdel
 Tro bụi bao phủ các khu vực quanh núi lửa. Ảnh: AP.

Sinabung là một trong số hơn 120 núi lửa đang hoạt động ở Indonesia, nơi dễ xảy ra các cơn địa chấn do vị trí của nó trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương, một vòng cung của núi lửa và đường đứt gãy bao quanh lòng chảo Thái Bình Dương.

Đây là một trong hai ngọn núi hiện đang phun trào ở Indonesia, đã không hoạt động trong 4 thế kỷ, trước khi phát nổ vào năm 2010, khiến 2 người thiệt mạng. Một vụ phun trào khác vào năm 2014 đã giết chết 16 người, trong khi 7 người chết trong một vụ phun trào năm 2016.

Gần đây nhất, Sinabung phun trào vào đầu tháng 5, tạo cột tro bụi cao 2 km.

Huy Anh