Hôm 1/2, truyền thông Hàn Quốc dẫn nguồn tin tin cậy của nước này cho biết, cơ quan Phát triển quốc phòng Hàn Quốc (ADD) có kế hoạch tiến hành vụ thử tên lửa mới Hyunmoo-5 tại bãi thử Anheung ở Taean, cách thủ đô Seoul 150 km về phía tây nam vào ngày 3/2.

Một cảnh báo điều hướng đã được đưa ra cho các khu vực trải dài 300 km trong khu vực tên lửa cất cánh vào ngày 3 và 4/1.

Động thái của Hàn Quốc được nói nhằm tăng cường khả năng răn đe trước các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa ngày càng tăng của Triều Tiên.

Tên lửa Hyunmoo-5 được biết là có khả năng mang đầu đạn nặng 8-9 tấn với lực đẩy 75 tấn và lao xuống mục tiêu với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh (Mach 10) sau khi đạt đến điểm cao cực đại.

leftcenterrightdel
 Bệ phóng tên lửa hành trình Hyunmoo-3 của Hàn Quốc. Nguồn: Teukwonjae707.

Tầm bắn tối đa của Hyunmoo-5 vẫn chưa được biết đến, nhưng các nhà quan sát cho rằng nó có thể bay 3.000 km hoặc xa hơn, tương đương tầm bay của một tên lửa tầm trung.

Nếu được triển khai, tên lửa được cho sẽ đóng vai trò trung tâm trong Chiến dịch trừng phạt và trả đũa hàng loạt (KMPR) của Seoul, một kế hoạch "mưa tên lửa" được thiết lập trong một cuộc xung đột lớn với Triều Tiên.

KMPR là một trụ cột của cấu trúc răn đe ba trục bao gồm nền tảng tấn công phủ đầu Kill Chain và hệ thống phòng thủ tên lửa (KMDS).

Năm 2020, Hàn Quốc đã phát triển thành công tên lửa đất đối đất Hyunmoo-4 có tầm bắn tới 800 km và có khả năng mang đầu đạn nặng 2 tấn.

leftcenterrightdel
 Hàn Quốc phóng thử tên lửa đạn đạo Hyunmoo-2 ngày 23/6//2017 từ một bệ phóng di động tại bãi thử ở Anheung gần Seoul. Nguồn: BQP Hàn Quốc/Yonhap.

Đầu tháng 9/2021, một bản tin của Yonhap cho biết, Hàn Quốc đang phát triển một tên lửa đạn đạo khổng lồ mạnh ngang với vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Tên lửa đất đối đất, có thể mang đầu đạn nặng 3 tấn, đang ở giai đoạn phát triển cuối cùng, có thể được đưa vào hoạt động trước năm 2026.

Tin nói, kế hoạch chi tiết quốc phòng cho giai đoạn 2022-2026 được công bố cho biết, quân đội Hàn Quốc sẽ phát triển các tên lửa mới với sức mạnh hủy diệt được tăng cường, đồng thời triển khai các tên lửa đánh chặn mới chống lại các mối đe dọa pháo binh tầm xa và nâng cấp hệ thống Patriot.

Tên lửa mới được thiết kế để phá hủy các cơ sở và căn cứ tên lửa ngầm bằng cách xuyên phá các đường hầm dưới lòng đất để vô hiệu hóa hiệu quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và hạt nhân trước khi phóng.

Văn Phong/Yonhap