Hôm 12/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã đưa ra phát biểu sau khi nhóm bảy nước công nghiệp phát triển G7 thông qua tuyên bố đảm bảo an ninh cho Ukraine, vào thời điểm kết thúc hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius, Litva.

“Đã rõ cái giá phải trả ra cho đảm bảo từ các nước G7, đó là lãnh thổ Ukraine đã quét sạch người Ukraine bằng vũ khí phương Tây.”, bà Maria Zakharova nói.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết tình hình cho thấy NATO đang quay trở lại các kế hoạch thời Chiến tranh Lạnh và Moscow sẽ đáp trả một cách kịp thời và thích hợp, sử dụng tất cả các phương thức và phương tiện hiện có.

Cùng ngày Điện Kremlin tuyên bố, đảm bảo an ninh cho Ukraine từ G7 là sai lầm và bước đi nguy hiểm.

leftcenterrightdel
 G7 thông qua tuyên bố đảm bảo an ninh cho Ukraine. Nguồn: BC.

“Bằng cách cung cấp hình thức đảm bảo an ninh nào đó cho Ukraine, các nước này thực sự đang phớt lờ nguyên tắc quốc tế về tính không thể chia cắt của an ninh. Tức là bằng cách cung cấp đảm bảo an ninh cho Ukraine, họ xâm phạm an ninh của Liên bang Nga.”, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov, nói.

Theo ông Peskov, điều này gây ra hậu quả rất tiêu cực trong bất kỳ kế hoạch nào.

Hôm 12/7, sau cuộc họp ở Vilnius, các nhà lãnh đạo các nước G7, bao gồm Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada, Ý và Anh, đã công bố một khuôn khổ quốc tế về an ninh lâu dài cho Ukraine, nhằm tăng cường khả năng đối phó của nước này trước Nga.

“Hôm nay chúng tôi đang khởi động các cuộc đàm phán với Ukraine để chính thức hóa - thông qua các cam kết và thỏa thuận an ninh song phương phù hợp với khuôn khổ đa phương này, phù hợp với các yêu cầu pháp lý và hiến pháp tương ứng của chúng tôi - sự hỗ trợ lâu dài của chúng tôi đối với Ukraine khi nước này bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.”, tuyên bố của G7 viết, cho biết, các thành viên G7 cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ để phát triển hơn nữa cơ sở công nghiệp quân sự, cũng như trong hoạt động đào tạo, huấn luyện binh sĩ và chia sẻ thông tin tình báo.

leftcenterrightdel
 Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và các nhà lãnh đạo NATO tham dự cuộc họp của hội đồng NATO-Ukraine, Vilnius, Litva, ngày 12/7. Ảnh: Reuters/Yves Herman.

Tuyên bố chung của G7 lưu ý, các quốc gia khác muốn đóng góp vào nỗ lực hỗ trợ Ukraine có thể tham gia tuyên bố này bất cứ lúc nào.

Liên quan đến vấn đề Ukraine gia nhập NATO, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gặp các nhà lãnh đạo khối tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh gồm 31 thành viên, một ngày sau khi họ tuyên bố, tương lai của Ukraine nằm trong NATO, nhưng từ chối đưa ra lời mời cũng như đáp ứng kêu gọi của ông Zelensky về xác lập một thời gian biểu cho quá trình này.

Theo giải thích, Ukraine chưa thể gia nhập NATO trong khi cuộc chiến với Nga vẫn tiếp diễn, do Điều 5 Hiến chương NATO quy định, một cuộc tấn công vào một thành viên là một cuộc tấn công vào khối, điều có thể đẩy NATO vào cuộc chiến trực tiếp với Nga, thậm chí có thể dẫn tới chiến tranh thế giới thứ 3.

leftcenterrightdel
 Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg chào mừng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham dự Hội nghị thượng đỉnh Vilnius, ngày 12/7, trước cuộc họp của Hội đồng NATO-Ukraine. Nguồn: NATO.

NATO bởi vậy đã không cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine với tư cách là một tổ chức.

Bù lại, Ukraine đã nhận được cam kết an ninh lâu dài, không chỉ của nhóm G7 điều cốt yếu mà nước này kỳ vọng.

Một thông báo của NATO cho biết, khối này đã đồng ý với gói ba yếu tố đưa Ukraine đến gần hơn với NATO, bao gồm một chương trình hỗ trợ mới kéo dài nhiều năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi của các lực lượng vũ trang Ukraine từ thời Liên Xô sang các tiêu chuẩn của NATO, cũng như giúp xây dựng lại lĩnh vực an ninh và quốc phòng của Ukraine.

NATO cũng đã tái khẳng định Ukraine sẽ trở thành thành viên của NATO và đồng ý loại bỏ yêu cầu về Kế hoạch hành động trở thành thành viên. 

leftcenterrightdel
 Ukraine và Thụy Điển ký thỏa thuận hợp tác mua sắm quốc phòng, Vilnius, Litva ngày 12/7. Nguồn: @oleksiireznikov.

“Điều này sẽ thay đổi lộ trình trở thành thành viên của Ukraine từ quy trình hai bước thành quy trình một bước. Chúng tôi sẽ đưa ra lời mời Ukraine gia nhập NATO khi các liên minh đồng ý rằng, các điều kiện được đáp ứng. Đây là một thông điệp mạnh mẽ, thống nhất từ liên minh đối với Ukraine trên con đường trở thành thành viên NATO.”, Tổng Thư ký Jens Stoltenberg nói.

Chia sẻ trên trang cá nhân, Tổng thống Mỹ Biden đã sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ thể hiện sự kiên định sát cánh với Ukraine; tuyên bố, Washington sẽ tiếp tục làm mọi thứ có thể để mang lại cho Ukraine sớm nhất những gì nước này cần để đối phó với Nga.

Ông Biden nhấn mạnh, cam kết của Mỹ với Ukraine sẽ không dao động và, nếu nghĩ rằng sự đoàn kết và quyết tâm hỗ trợ Ukraine đang suy yếu là một suy nghĩ sai lầm.

Trong khi Tổng thống Ukraine Zelensky bày tỏ: “Điều rất quan trọng là trong hai ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh này, chúng tôi đã dập tắt mọi ngờ vực và sự mơ hồ về việc liệu Ukraine có gia nhập NATO hay không. Điều đó sẽ diễn ra! Lần đầu tiên, không chỉ tất cả các đồng minh đều nhất trí về điều này, mà hầu hết thành viên trong liên minh đang thúc đẩy mạnh mẽ cho điều đó”.

Văn Phong/Sputnik, CNN, Dailysabah