Hôm 29/5, phái bộ gìn giữ hòa bình ở Kosovo do NATO lãnh đạo (KFOR) cho biết, 25 binh sĩ của họ đã bị thương trong các cuộc đụng độ với người sắc tộc Serb ở miền Bắc Kosovos.

Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Hungary, Kristof Szalay-Bobrovniczky, nói, 7 binh sĩ Hungary và 20 binh sĩ Ý trong thành phần KFOR đã bị thương trong các cuộc đụng độ.

leftcenterrightdel
 Người Serb chiếm đa số ở Leposavic, Kosovo biểu tình chống lại việc nhậm chức của Thị trưởng người Albania. Ảnh: Valdrin Xhemaj/Reuters.

Người Serb đụng độ với binh sĩ NATO và cảnh sát Kosovo ở thị trấn Zvecan, cách thủ đô Pristina 45 km về phía bắc, sau khi người Serb chiếm đa số cố ngăn các Thị trưởng người gốc Albania vào văn phòng để nhậm chức, sau cuộc bầu cử mà người Serb tẩy chay.

Cảnh sát Kosovo, hầu như là người Albania sau khi người Serb rời bỏ lực lượng này vào năm ngoái, đã xịt hơi cay để đẩy lùi đám đông người Serb cố gắng xông vào các tòa nhà chính quyền, trong khi người biểu tình Serb đã đáp trả bằng cách ném đá và các vật cứng khác.

leftcenterrightdel
 Các binh sĩ KFOR bảo vệ một tòa nhà thành phố ở thị trấn Zvecan, phía bắc Kosovo, ngày 29/5. Ảnh: AP/Bojan Slavkovic.

KFOR cho biết, một số binh sĩ KFOR của Ý và Hungary vô tình trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công của người biểu tình, khiến nhiều người bị gãy xương và bỏng do các thiết bị gây cháy nổ gây ra.

Một số xe cảnh sát Kosovo đã bị hư hỏng trong cuộc đụng độ.

Phát biểu trên truyền hình vào cuối ngày 29/5, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cho biết ông sẽ qua đêm với quân đội của mình ở biên giới với Kosovo, lực lượng đã được đặt trong tình trạng báo động cao nhất theo lệnh của ông vào tuần trước. 

leftcenterrightdel
 Các binh sĩ Mỹ thuộc lực lượng KFOR bảo vệ một tòa nhà chính quyền ở thị trấn Leposavic, phía bắc Kosovo, ngày 29/5. Ảnh: AP/Marjan Vucetic.

Theo ông Vucic, 52 người Serb đã bị thương trong các cuộc đụng độ, trong đó 3 người bị thương nặng và 4 người bị giam giữ.

Bạo lực là diễn biến mới nhất khi căng thẳng gia tăng vào cuối tuần qua, với việc Serbia đặt quân đội nước này trong tình trạng báo động cao và gửi thêm quân tới biên giới với Kosovo.

Hôm 29/5, cảnh sát Kosovo và KFOR do NATO lãnh đạo đã tổ chức lực lượng bảo vệ các tòa nhà chính quyền ở Zvecan, Leposavic, Zubin Potok và Mitrovica, bốn thành phố ở phía bắc Kosovo  đã tổ chức bầu cử sớm vào tháng trước.

leftcenterrightdel
 Các binh sĩ KFOR đụng độ với những người biểu tình người Serb ở lối vào văn phòng chính quyền ở thị trấn Zvecan, Kosovo, ngày 29/5. Ảnh: Reuters/Laura Hasani.

Phần lớn người Serb chiếm đa số đã tẩy chay các cuộc bầu cử khiến người dân tộc Albania hoặc các đại diện thiểu số nhỏ hơn khác được bầu vào các chức vụ Thị trưởng và hội đồng thành phố.

Kosovo vốn là tỉnh tự trị của Cộng hòa Serbia trong thành phần Liên bang Nam Tư, đã tuyên bố độc lập khỏi Belgrade vào năm 2008.

leftcenterrightdel
 Hiện trường sau một vụ đụng độ ở thị trấn Zvecan, Kosovo, ngày 29/5. Ảnh: Reuters/Laura Hasani.

Trước đó, xung đột ở Kosovo nổ ra vào năm 1998 khi những người Albania ly khai nổi dậy chống lại sự cai trị của Serbia và bị đáp trả bằng một cuộc đàn áp đẫm máu. 

Khoảng 13.000 người, chủ yếu là người dân tộc Albania, đã thiệt mạng. Sự can thiệp quân sự của NATO vào năm 1999 đã buộc Serbia phải rút khỏi lãnh thổ Kosovo. 

leftcenterrightdel
 Các binh sĩ KFOR của Mỹ đứng gác trước tòa nhà chính quyền thị trấn Leposavic, Kosovo, ngày 29/5. Ảnh: Reuters/Valdrin Xhemaj.

Mỹ và hầu hết các nước EU đã công nhận nền độc lập của Kosovo trong khi Nga và Trung Quốc thì không.

Serbia cũng từ chối công nhận chủ quyền độc lập của Kosovo, coi đây là lãnh thổ không thể tách rời.

leftcenterrightdel
 Video tình hình căng thẳng ở Kosovo. Nguồn: Reuters.

Mỹ và Liên minh châu Âu đã tăng cường nỗ lực nhằm giảm leo thang căng thẳng, cũng như giải quyết tranh chấp Kosovo-Serbia, với lo ngại tình hình gây bất ổn thêm ở châu Âu khi cuộc chiến ở Ukraine sa lầy. 

EU lưu ý với cả Serbia và Kosovo rằng, hai bên phải bình thường hóa quan hệ nếu muốn đạt được bất kỳ tiến bộ nào trong việc gia nhập khối.

Văn Phong/AP, Reuters, Aljazeera