Căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang lên ngưỡng nguy hiểm những ngày gần đây sau khi Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton ngày 7/5 tuyên bố triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln đến Trung Đông nhằm "gửi đi một thông điệp" và đáp trả những mối đe dọa lớn từ Iran.

Tuy nhiên, động thái của Mỹ không khiến Iran chùn bước. Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif sau đó khẳng định hành vi của Mỹ chỉ như đang đi “tự sát”. "Rõ ràng, những kẻ từng phát động chiến tranh Iraq năm 2003 muốn mở ra một cuộc chiến tương tự với Iran. Điều đó có nghĩa là họ đang tự sát", Ngoại trưởng Iran nói.

leftcenterrightdel
Tàu sân bay của Mỹ. 

Bussiness Insider dẫn lời các chuyên gia quân sự nói rằng lời khẳng định chắc nịch của Iran là hoàn toàn có cơ sở, bởi khi một cuộc xung đột vũ trang xảy ra, , mục tiêu đầu tiên của Iran là tìm mọi cách đánh chìm hàng không mẫu hạm này trên vịnh Ba Tư.

Theo lời chuyên gia an ninh Caitlin Talmadge cho rằng các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ là có sức mạnh vượt trội trên biển, song điều đó không có nghĩa nó phù hợp với mọi nhiệm vụ.

"Đội tàu sân bay Mỹ được thiết kế cho các nhiệm vụ ở đại dương và vùng biển rộng lớn. Các vùng biển hẹp như Vịnh Ba Tư sẽ khiến chúng dễ bị tổn thương trước những mối đe dọa trên không, trên biển và trên đất liền", Talmadge bình luận.

Theo Talmadge, các Tổng thống Mỹ trong nhiều thập kỷ qua không ít lần dùng tàu sân bay truyền đi thông điệp đe dọa, nhưng trường hợp với Iran thì hoàn toàn vô tác dụng. Tehran không ít lần nói họ sẽ đánh chìm tàu sân bay Mỹ và họ cũng triển khai tới eo biển Hormuz những loại khí tài đủ sức làm vậy.

leftcenterrightdel
Iran kiểm soát eo biển Hormuz, lối vào duy nhất của Vùng Vịnh. 

"Vịnh Ba Tư trên thực tế chính là sân nhà của Iran. Tehran có thể sử dụng chiến thuật tấn công áp đảo bằng xuồng cao tốc. Với nơi tàu sân bay không thể cơ động như vùng Vịnh, điều này là rất nguy hiểm”, bà Talmadge nói thêm.

Trong khi đó, chuyên gia phân tích quân sự Omar Lamrani của công ty tư vấn Stratfor cho rằng điều kiện hoạt động lý tưởng nhất của tàu sân bay lớp Nimitz là cách bờ 300-400 hải lý. Đó là khoảng cách đủ hợp lý để tên lửa diệt hạm gần bờ của đối phương không thể chạm tới tàu sân bay.

Ở khoảng cách ngắn như các nhiệm vụ nhắm vào Iran, tàu sân bay Mỹ trông không khác nào tấm bia tập bắn.  "Iran sở hữu nhiều loại vũ khí có thể tấn công tàu sân bay Mỹ, gồm các tên lửa hành trình chống hạm, tàu tấn công nhanh, xuồng cao tốc, các hạm đội tàu chiến nhỏ và tàu ngầm mini hoặc thậm chí là các UAV được sử dụng theo chiến thuật bầy đàn", Lamrani phân tích.

Thái An