Cảnh báo của Ai Cập về sự can thiệp quân sự trực tiếp ở Libya, một khi Thổ Nhĩ Kỳ bước qua lằn ranh đỏ, là nghiêm túc; và, bất kỳ quyết định nào từ Ankara để tham gia một cuộc đối đầu toàn diện chống lại lực lượng Ai Cập sẽ là một cuộc phiêu lưu lớn, Tạp chí Forbes nhận định.

Các chiến đấu cơ Rafale của Ai Cập với hệ thống chiến tranh điện tử và trang bị tên lửa hành trình không đối đất tầm xa Storm Shadow, tầm bắn tới 560 km, khiến hầu như tất cả các mục tiêu bên trong Libya nằm trong tầm tay của Không quân Ai Cập. Các máy máy chiến đấu này, bởi vậy có thể hoàn thành nhiệm vụ tương đối dễ dàng.

leftcenterrightdel
Chiến đấu cơ Rafale. Ảnh: Không quân Pháp.
leftcenterrightdel
Chiến đấu cơ Rafale của Ai Cập uy lực với tên lửa tầm xa Storm Shadow. Ảnh: Quân đội Ai Cập. 

Lợi thế địa lý và số lượng máy bay áp đảo như vậy của Ai Cập sẽ khiến lực lượng Ankara từ vị trí tấn công buộc phải chuyển sang thế phòng thủ, trừ khi Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường khả năng phòng không ở Libya với quy mô đáng kể.

Điều này sẽ là một thách thức lớn khi các chiến binh F-16 Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải thực hiện một hành trình dài 2.000 km để tới Libya.

leftcenterrightdel
Tên lửa hành trình không đối đất tầm xa Storm Shadow. Ảnh: Themilitarytimes.

Ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định huy động lực lượng lớn, bao gồm trên không, trên biển và trên bộ đến Libya, cũng sẽ không đủ để tham gia một cuộc đối đầu quân sự toàn diện và lâu dài với lực lượng Ai Cập, quốc gia được xếp hạng sức mạnh quân sự lớn thứ 9 trên thế giới, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ ở vị trí thứ 11.

Ai Cập có một số lượng lớn các chiến binh Rafale đa năng do Pháp sản xuất, “tinh tế” hơn rất nhiều so với các chiến binh F-4. Ai Cập cũng có các trực thăng tấn công H-64 cao cấp nhất trên thế giới trong khi Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sử dụng trực thăng H-1 cũ.

leftcenterrightdel
Ai Cập cảnh báo sẽ can thiệp vào Libya nếu Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua lằn ranh đỏ. Ảnh: Quân đội Ai Cập. 
leftcenterrightdel
 Ai Cập thực hiện cuộc chuyển quân lịch sử tới biên giới Libya, xác định đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Quân đội Ai Cập. 

Đối với lực lượng mặt đất, báo cáo cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ có xe tăng Leopard của Đức và xe tăng M-60 Mỹ trong khi quân đội Ai Cập có đến hơn 1.000 xe tăng M-1 A1 hạng nặng, uy lực.

Vấn đề ở chỗ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải di chuyển tất cả các thiết bị quân sự của mình qua Địa Trung Hải, một "cửa ải" không dễ dàng, khi Thổ Nhĩ Kỳ còn phải đối phó với Nga, trong khi lực lượng Ai Cập chỉ cần vượt qua biên giới.

leftcenterrightdel
Ai Cập "diễn tập" đáp trả tuyên bố tập trận quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Địa Trung Hải. Nguồn: Quân đội Ai Cập.

Một cuộc đối đầu Ai Cập-Thổ Nhĩ Kỳ như vậy sẽ dẫn tới một sự leo thang nghiêm trọng và đó sẽ là một cuộc phiêu lưu đầy rủi ro đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Forbes nhận định, tuy nhiên cuộc đối đầu này không phải là không thể tránh khỏi.

Trong một tuyên bố hôm Chủ Nhật,12/7, về cuộc khủng hoảng phía đông Địa Trung Hải, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nhấn mạnh, ông không muốn căng thẳng trong khu vực, và rằng Ankara để ngỏ tất cả các đề xuất và sẵn sàng làm việc với các bên liên quan dựa trên tinh thần  hợp tác.

Huy Anh